Lưu trữ tài liệu quý về Hiệp định Geneve 1954

Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 3, trực thuộc Cục Văn thư Lưu trữ Nhà nước, đang sưu tầm và lưu trữ hàng triệu tài liệu quý, trong đó đa số là bản gốc, về sự kiện Hiệp định Geneve 21/7/1954 và tiến trình đàm phán đi đến Hội nghị.

Đây là những tài liệu gốc vô cùng quý giá. Tài liệu lưu trữ về Hội nghị Geneve về lập lại hòa bình ở Đông Dương năm 1954, gồm những tài liệu, hình ảnh về hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả Hội nghị Geneve, tác động và quá trình thực thi hiệp định; dư luận thế giới.

Đặc biệt, nhiều bản tuyên bố về lập trường, quan điểm của các bên tham gia Hội nghị, về sự ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với Việt Nam, phản ánh một cách sinh động về diễn biến của Hội nghị Geneve.

Tài liệu lưu trữ về Hiệp định Geneve 1954.

Đại tá Nguyễn Bội Giong - nguyên chuyên viên cao cấp Ban Tổng kết lịch sử chiến tranh, Bộ Tổng Tham mưu, cho biết : "Người xem đặc biệt xúc động trước những bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi quân và dân ta. Người hỏi thăm, động viên và căn dặn chu đáo".

Theo bà Trần Việt Hoa, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia III: "Khối tài liệu về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Geneve năm 1954 phản ánh những lát cắt sinh động của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX, minh chứng hùng hồn cho sự lãnh đạo tài tình, quyết sách chiến lược nhạy bén của Đảng và Chính phủ, Quân đội ta, về sức mạnh đoàn kết toàn dân, toàn quân quyết chiến quyết thắng, bảo vệ độc lập dân tộc; về vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng chỉ huy chiến dịch". 

Thứ trưởng Tạ Quang Bửu & thiếu tướng Delteil ký kết Hiệp định đình chiến ở Việt Nam.

GS.TS.Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Quang Ngọc - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, cho biết: "Khối tài liệu quý giá là minh chứng hết sức quan trọng, góp phần phục vụ nghiên cứu khoa học về lịch sử, quân sự, ngoại giao và dân tộc Việt Nam. Hàng triệu tư liệu, ảnh và hiện vật, được Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, là kho lưu trữ hiện đại nhất Đông Nam Á, đang bảo quản và phát huy giá trị, mở rộng cửa phục vụ công chúng tìm hiểu, sao chép và nghiên cứu".

Tài liệu là minh chứng quan trọng góp phần phục vụ nghiên cứu khoa học về các sự kiện lịch sử, về quân sự, ngoại giao... và về lịch sử dân tộc Việt Nam.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Áp lực cuộc sống dường như đang vắt kiệt dần sức sống của những cư dân đô thị. Nhưng đô thị cũng là nơi góp phần thúc đẩy những mối quan hệ, khiến người ta gần nhau hơn, cùng nhau chia sẻ những mất mát, nỗi cô đơn. Sợi dây kết nối ấy để biết rằng mình đang sống.

Nhằm giáo dục truyền thống, gìn giữ nét đẹp của tà áo dài Việt Nam, nhiều trường học tại Hà Nội đã khuyến khích các cô giáo và học sinh mặc áo dài đến trường vào các ngày đặc biệt.

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành kế hoạch tổ chức triển lãm ảnh “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” trong khuôn khổ Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII).

Sau gần 3 năm đại trùng tu, điện Thái Hòa - công trình có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn đang dần được hoàn thiện, chờ ngày đón khách tham quan.

Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam mới, nằm trên địa bàn hai phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, có tổng diện tích gần 400 nghìn m2. Với thiết kế hiện đại, nhiều công năng, kiến trúc hiện đại, trưng bày về lịch sử chiến tranh, bảo tàng đã tạo một không gian lớn để khách tham quan tương tác và trải nghiệm.

Một không gian trưng bày riêng về The La và tinh hoa của nghề canh cửi được Trung tâm Hoạt động văn hoá khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám phối hợp với nghệ nhân Lê Đăng Toản tổ chức nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và tôn vinh Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.