'Mai' - 'Đào' và cuộc chơi của truyền thông

"Mai" và "Đào, Phở và Piano" là hai bộ phim Việt đang gây sốt, tạo được hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ, chưa từng có trong thời gian gần đây. Một là phim thương mại phát hành trong dịp Tết và thắng lớn với doanh thu kỷ lục. Một là phim nhà nước đặt hàng, khởi chiếu cùng dịp, nhưng không ai hay, cho đến khi một Titoker review khen ngợi thi ngay lập tức "bùng nổ" và khiến trang web đặt vé online đơn vị chiếu phim bị sập do lượng truy cập quá lớn. Làm nên độ "hot" của hai bộ phim này truyền thông có vai trò rất lớn.

Công chúng đang bị thao túng tâm lý, hành động theo số đông hay chiêu trò truyền thông đang tạo ra những cơn sốt đầy hoài nghi?

Nhìn đâu cũng thấy "Mai"

Truyền thông của "Mai" đã bủa vây công chúng. Và các phim khác trở nên mờ nhạt trên đường đua phim Tết. Tự động rút lui hoặc thay đổi ngày ra mắt. Nhường vị trí độc tôn cho "Mai".

Khi tìm kiếm "Phim Mai" trên Google, nhanh chóng thu được 30K kết quả trong 30 giây.

Truyền thông của "Mai" đã bủa vây công chúng

Trong số các kỷ lục, phải nhắc tới số lượng bài viết trên các phương tiện truyền thông và các nền tảng xã hội xuất hiện với số lượng dày đặc. Tất tần tật về phim, về diễn viên, đi đâu, làm gì, quá khứ, phim giả tình thật?....

Sức nóng của "Mai" cũng khiến hai bộ phim "Sáng đèn" và "Trà" lần lượt phải thông báo rút khỏi rạp chiếu - điều lần đầu tiên ghi nhận trong lịch sử phim chiếu Tết.

Sức nóng của "Mai" khiến hai bộ phim "Sáng đèn" và "Trà" lần lượt phải thông báo rút khỏi rạp chiếu

Ý thức được mình đang phải đối đầu với đối thủ quá mạnh là "Mai" của Trấn Thành, "Gặp lại chị bầu" đã thay đổi chiến lược và quyết định cho phim ra rạp sớm 1 tuần. Tuy nhiên, mùa phim Tết cuối cùng gần như chỉ có "Mai" độc chiếm rạp chiếu với suất chiếu dày đặc và doanh thu cách biệt so với tất cả các tác phẩm nội địa lẫn phim ngoại nhập lên đến gần 10 phim công chiếu cùng thời điểm.

"Đào chưa nở" cho đến khi được Tiktoker review

Cơn sốt bất ngờ của bộ phim "Đào, Phở và Piano" đang trở thành hiện tượng khi liên tục cháy vé. Đây được xem là trường hợp hiếm hoi của dòng phim lịch sử Việt Nam từ trước tới nay. Được khởi chiếu từ ngày mùng 1 Tết duy nhất tại Trung tâm chiếu phim Quốc Gia nhưng "Đào, Phở và Piano" rất ít được người dân biết tới khi mới ra rạp. Nhưng sau khi có nhiều bài review trên các diễn đàn phim, các hội nhóm yêu phim đã dần khiến khán giả chú ý.

Nhiều ý kiến cho rằng, có lẽ khán giả Việt đang quá "khát" thể loại phim lịch sử và cũng hơi ngán dòng phim thương mại, giải trí tung hoành mấy năm nay nên họ cần phải đổi vị và "Đào, Phở và Piano" là một món mới trong chiếc "bình cũ". 

"Đào, Phở và Piano" bất ngờ trở thành cơn sốt khi được nhiều Tiktoker review

Do đó, phim "Đào, Phở và Piano" bỗng dưng cũng trở thành một hiện tượng phòng vé, ngay cả khi chính đoàn làm phim đã tưởng như nó có số phận giống như nhiều bộ phim đặt hàng nhà nước trước đó. Một cách bất ngờ, chưa biết là buồn hay vui nhiều hơn. Và cũng không biết nên buồn hay vui khi mà các bạn trẻ kéo rất đông tới phòng vé với lý do rất đơn giản.

Dù chờ đợi lâu nhưng vì để bắt kịp xu hướng nhiều người sẵn sàng hy sinh thời gian để có thể săn được vé vào bất kể khung giờ nào trong ngày.

Nhiều người sẵn sàng hy sinh thời gian để có thể săn được vé xem "Đào, Phở và Piano" vào bất kể khung giờ nào trong ngày

Chị Quách Thị Hằng Nga - Quận Cầu Giấy cho biết: "Mình biết phim qua trên Facebook và cũng nhiều Tiktoker giới thiệu nên mình cũng tò mò. Dù để xem được phim, mình đã phải chờ hơn 30p, và cũng rất bất ngờ không nghĩ rạp sẽ đông như thế này. Mình đã dành cả một ngày nghỉ để đặt vé nên cứ giờ nào còn ghế trống là mình sẽ đặt vé".

Hay bạn Nguyễn Đại Dương - Quận Bắc Từ Liêm chia sẻ: "Trước khi đến đây đã biết được rất là đông rồi nhưng mình vẫn đến mua vé để xem".

 

 

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa, Liên hoan phim Venice lần thứ 81 sẽ được diễn ra. Mọi thông tin về Giải thưởng điện ảnh lâu đời nhất thế giới luôn thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả và giới chuyên môn bởi quy mô, sự góp mặt của các nhà làm phim lớn và những tác phẩm điện ảnh chất lượng cao.

Liên hoan phim Venice lần thứ 81, một trong những sự kiện điện ảnh danh giá nhất thế giới, sẽ chào đón một đại diện đến từ Việt Nam - "Don't Cry Butterfly" (Mưa trên cánh bướm) của nữ đạo diễn Dương Diệu Linh. Đây là dự án độc đáo hứa hẹn mang đến cho khán giả quốc tế những góc nhìn mới mẻ về điện ảnh Việt Nam.

Lịch sử luôn là chủ đề được nhiều nhà làm phim hoạt hình quan tâm, nhưng chưa được khai phá xứng đáng với tiềm năng của phim hoạt hình Việt Nam.

Sau những công bố về hai bộ phim truyền hình là “Hà Nội trong mắt em” và “Mật lệnh hoa sữa”, dự án phim “Vì tình yêu Hà Nội” cho thấy sự chất lượng, đầu tư chỉn chu của Đài Hà Nội. Mỗi bộ phim lại nói về những khía cạnh khác nhau trong đời sống tại Thủ đô, cũng như tâm tư tình cảm của những con người đang sinh sống tại nơi đây theo những cách gần gũi, chân thực nhưng không kém phần hấp dẫn.

Chỉ với những thông tin ban đầu được tiết lộ, “Mật lệnh hoa sữa” đã thu hút khán giả bởi thông điệp của kịch bản và sự đặc sắc của các tuyến nhân vật. Bên cạnh đó, ê-kíp sản xuất “Mật lệnh hoa sữa” cũng “bảo chứng” cho chất lượng của bộ phim.

Với mong muốn đưa dòng phim hình sự trở lại với khán giả, Đài Hà Nội công bố dự án phim truyền hình mang tên “Mật Lệnh Hoa Sữa”, hứa hẹn mang tới hình ảnh chân thực về chiến sĩ Công an Thủ đô, đồng thời tái hiện những kỳ án từng được phá qua cách kể hứa hẹn hấp dẫn.