Nét văn hóa đặc sắc tại Lễ hội làng Triều Khúc
Hội làng Triều Khúc diễn ra theo định kỳ ba năm một lần. Lễ hội diễn ra từ ngày mùng 9 - 12 tháng Giêng âm lịch. Lễ chính được diễn ra vào ngày mùng 10, là phục dựng lại nghi lễ lên ngôi của Phùng Hưng. Sử sách xưa ghi lại, Phùng Hưng thắng giặc, sau đó lên ngôi Vua, tự xưng là Bố Cái Đại Vương. Sau khi ông mất, dân làng đã lập nên Đền thờ, suy tôn ông làm Thành hoàng.
Ông Đặng Ngọc Quyền – Chủ tịch UBND Xã Tân Triều – Huyện Thanh Trì chia sẻ: "Đây là năm đầu tiên sau khi lễ hội làng chúng tôi được công nhận là Di sản Quốc gia, nghi lễ được làm theo truyền thống, bên cạnh đó còn có phần hội."
Ở phần hội, người dân làng sẽ ăn mặc theo đúng nghi thức quần lụa, áo gấm, hài thêu hoa văn. Thanh niên chưa vợ, khiêng kiệu và nghi trượng che lọng tía, lọng vàng. Ngoài ra còn các tiết mục như múa rồng, múa lân, múa bồng, múa sênh tiền, múa chạy cờ... Đáng chú ý là điệu múa “con đĩ đánh bồng”. Đây là điệu múa có tính ước lệ cao, được các nam thanh niên của làng đóng giả nữ biểu diễn.

Anh Cao Xuân Tiến – Xã Triều Khúc cho biết: "Tôi rất ấn tượng với các hoạt động do thanh niên, trai tráng trong làng tổ chức, nhất là điệu múa con đĩ đánh bồng. Tôi rất vui vì được du khách Thủ đô và nước ngoài quan tâm."
Hội làng Triều Khúc không chỉ giữ được nét nguyên sơ của lễ hội truyền thống mà còn mang trong mình cốt cách, nét đẹp tâm linh của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Chiến dịch "Đổi mới và Bảo tồn di sản trong thế giới số" đã ra mắt trên nền tảng TikTok vào sáng 29/3, khuyến khích người dùng sáng tạo nội dung về di sản kết hợp công nghệ.
Ikebana là bộ môn nghệ thuật dành cho những ai yêu thích sự tĩnh lặng và tìm kiếm cái đẹp trong những điều giản dị.
Triển lãm nghệ thuật cắm hoa Ikebana “Nhất hoa nhất khí” giúp người xem tri cảm một luồng sinh khí mạnh mẽ đến từ thiên nhiên trong tiết khí mùa xuân, nhận ra sự giao hòa giữa thiên nhiên và con người cùng tài nghệ của người cắm hoa.
Chương trình số 06 về "Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025" là một trong 10 chương trình công tác lớn của Thành ủy Hà Nội khóa XVII.
Tỉnh Phú Thọ có chủ trương nghiên cứu phương án quy hoạch, kiến trúc xây dựng Tháp Hùng Vương tại khu vực Chợ Trung tâm (cũ), thành phố Việt Trì.
Triển lãm “Sắc thái Tây Hồ” chứa đựng tình yêu của họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng với Hồ Tây được trưng bày tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội.
0