Nga, Trung Quốc lên án vụ ám sát thủ lĩnh Hamas

Theo hãng tin AFP và Reuters, ngày 31/7, Nga và Trung Quốc đã lên án vụ ám sát thủ lĩnh chính trị của phong trào Hồi giáo Hamas, Ismail Haniyeh tại Iran.

Phát biểu với hãng thông tấn nhà nước Nga RIA Novosti, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga, ông Mikhail Bogdanov nêu rõ đây là một vụ ám sát chính trị hoàn toàn không thể chấp nhận được và điều này sẽ khiến căng thẳng trong khu vực leo thang.

Trong khi đó, trên trang Telegram, ông Konstantin Kosachev, Phó Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga đánh giá giai đoạn đối đầu khó khăn nhất đang bắt đầu ở khu vực này.

Thủ lĩnh Hamas Ismail Haniyeh bị ám sát tại Tehran khi ông tới đây để tham dự lễ nhậm chức của tân Tổng thống Iran. Ảnh: Reuters

Cùng ngày 31/7, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng tuyên bố kiên quyết phản đối vụ ám sát thủ lĩnh Hamas. Bắc Kinh cảnh báo rằng vụ việc này có thể gây ra sự bất ổn nghiêm trọng hơn trong khu vực.

Trước đó trong ngày 31/7, Hamas thông báo thủ lĩnh chính trị của phong trào này – Haniyeh đã bị ám sát trong một cuộc không kích của Israel vào nơi ở của ông ở Thủ đô Tehran của Iran.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổ chức Khí tượng Thế giới ngày 18/9 cảnh báo rằng, nếu chính phủ các nước không tăng cường hành động về khí hậu, hai phần ba các khu vực trên thế giới sẽ phải đối mặt với nguy cơ nhiệt độ tăng thêm 3 độ so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Bộ Y tế Liban thông báo, số người chết trong vụ nổ máy bộ đàm hôm thứ Tư đã tăng lên 9 người và hơn 300 người bị thương. Vụ tấn công mới xảy ra chỉ một ngày sau vụ nổ máy nhắn tin khiến 12 người tử vong và hơn 2.800 người bị thương ở Liban.

Nhà lập pháp Hungary Elod Novak kêu gọi mở cuộc điều tra về BAC Consulting có trụ sở tại Budapest và ban hành lệnh bắt giữ quốc tế đối với CEO của công ty sau khi hàng nghìn máy nhắn tin phát nổ ở Liban.

Hôm 18/9, Bộ trưởng Y tế Liban, ông Firass Abiad cho biết số người chết do máy nhắn tin phát nổ ở Liban đã tăng lên 12 người, trong đó có hai trẻ em.

Đợt hạn hán tồi tệ nhất từng được ghi nhận đã làm mực nước của các con sông trong lưu vực sông Amazon xuống thấp kỷ lục.

Việc Meta công ty mẹ của Facebook và Instagram tại Mỹ tuyên bố cấm hãng truyền thông Russia Today(RT) và các mạng lưới truyền thông nhà nước Nga khác khỏi các nền tảng do công ty này sở hữu đã làm dấy lên phản ứng trong dư luận trên thế giới.