Người nước ngoài tìm hiểu văn hóa Việt Nam

Nhiều người nước ngoài khi sinh sống và làm việc tại Việt Nam đã có những tình cảm đặc biệt với văn hóa, lịch sử nơi đây. Tết Nguyên đán của người Việt là một trong những nét văn hóa luôn cuốn hút nhiều người bạn quốc tế khám phá và tìm hiểu.

Mặc dù đến Việt Nam không lâu, nhưng ông Adrian Stuart, đến từ nước Anh, rất thích văn hóa và phong tục tập quán nơi đây. Vào những dịp năm mới, người Anh thường đến nhà thờ để cầu nguyện, thì ở Việt Nam, đi lễ chùa là một nét đẹp văn hóa truyền thống. Chính vì vậy, khi đến Việt Nam, ông dường như rất thích phong tục này. 

Ông Adrian Stuart – đến từ Anh chia sẻ: “Tôi cho rằng đây là một truyền thống rất đẹp. Càng ngày tôi càng hiểu hơn những truyền thống và tín ngưỡng của người Việt Nam.”

Người nước ngoài tìm hiểu văn hóa Việt Nam.

Cùng vợ  sang Việt Nam để làm việc, là người thích văn hóa, lịch sử của Việt Nam nên khi làm luận án tiến sĩ, ông đã chọn đề tài văn hóa, lịch sử Việt Nam. Con gái của ông Stuart là Emma cũng vậy, trải nghiệm văn hóa Việt Nam là một điều Emma rất thích khi được đi cùng với người thân của mình.

Không chỉ đi lễ chùa, ông còn thích tìm hiểu văn hóa truyền thống qua nghệ thuật. Đến thăm ngôi nhà nghệ thuật của một nghệ nhân tại Hà Nội, tìm hiểu về những câu chuyện văn hóa Việt Nam qua những bức tranh sơn mài, văn hóa Việt Nam với ông trở thành một đề tài rộng lớn và là một lĩnh vực đầy đam mê để khám phá. 

Không chỉ có ông Adrian mà nhiều người nước ngoài khi đến Việt Nam đều cảm mến đất nước, con người qua những nét văn hóa, lịch sử truyền thống lâu đời, sự thân thiện, giàu lòng mến khách nơi đây.

hinh anh tac gia

minhanh.truongngoc@daihanoi.vn

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong năm 2024, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và thể thao được tổ chức sâu rộng trên khắp địa bàn thành phố Hà Nội. Hà Nội cũng là địa phương đầu tiên của Việt Nam chính thức tham gia mạng lưới các “Thành phố sáng tạo” của UNESCO - một động lực quan trọng cho đổi mới sáng tạo, xây dựng thành phố thông minh, năng động và bền vững, nâng cao vị thế, tạo dựng hình ảnh hấp dẫn mới cho Thủ đô.

Tại buổi họp báo thường kỳ quý IV năm 2024 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vào chiều 31/12 tại Hà Nội, Thứ trưởng Trịnh Thị Thuỷ cho biết Bộ sẽ nghiên cứu thành công của hai concert “Anh trai say hi” và “Anh trai vượt ngàn chông gai” để có những giải pháp thích hợp nhằm phát triển công nghiệp văn hoá trong thời gian tới.

Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, trong đó có điều khoản quy định: “Việc bảo vệ và phát triển văn hóa Thủ đô phải xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; xây dựng Hà Nội là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước; xây dựng văn hóa người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam”. Việc đặt văn hóa vào vị trí xứng đáng trong công cuộc xây dựng và phát triển, Luật Thủ đô 2024 đã tạo hành lang pháp lý, để Hà Nội "cất cánh", trở thành “ngọn hải đăng” của cả nước trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa.

Từ ngày 31/12/2024 đến hết 1/1/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề “Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025”, giới thiệu những nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán đầu xuân đặc trưng của các dân tộc.

Trong nhịp sống hối hả của đô thị hiện đại, những lễ hội và hoạt động giải trí đã trở thành điểm nhấn không thể thiếu, tạo nên những bản sắc và nguồn năng lượng mới mẻ cho thành phố màu sắc này.

UBND huyện Vĩnh Bảo (thành phố Hải Phòng) vừa trang trọng tổ chức Lễ hội đền Trạng Trình, kỷ niệm 439 năm ngày mất Danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm.