Những thú chơi tao nhã ngày Tết của người Việt
Xin chữ đầu năm
Dân gian có câu: “Nhất chữ, nhì tranh, tam sành, tứ kiểng” nhằm nhấn mạnh sự trọng chữ nghĩa của người Việt. Do đó, tục xin chữ mang ý nghĩa vô cùng thiêng liêng vì nó đề cao tinh thần hiếu học cũng như gửi gắm bao ước vọng về một năm mới an khang thịnh vượng.
Không chỉ được thực hiện vào dịp Tết đến xuân sang mà tục lệ này còn có thể tiến hành trước một kỳ thi quan trọng. Người ta cho rằng việc xin được chữ vàng trên giấy đỏ từ ông đồ rồi đem treo ở một nơi trang trọng trong nhà sẽ mang lại may mắn cả năm; đồng thời còn mang ngụ ý người xin chữ cũng xin được cả tài nghệ và đức độ của người thủ bút.
Giờ đây, chữ thư pháp Hán Việt cũng đã được thay thế bằng chữ Quốc ngữ và không khó để bắt gặp những ông đồ trẻ tuổi. Dù không còn cực thịnh như xưa, song việc xin chữ vẫn là một thú vui tao nhã của những người yêu văn hóa truyền thống. Hình ảnh bút nghiên, mực tàu, bức thư pháp và những con chữ rồng bay phượng múa chính là vẻ đẹp đậm chất hoài cổ của mùa Tết.
Chơi tranh
Tương truyền, cư dân Thăng Long xưa là những người tạo ra xu hướng chơi tranh ngày Tết. Lúc bấy giờ, dù giàu hay nghèo, cứ sau ngày 23 tháng Chạp, hầu như gia đình nào cũng sắm sửa một bộ tranh về trang trí cho gian nhà thêm sáng sủa. Những loại tranh dân gian phản ánh đời sống sinh hoạt bình dị hay văn hóa của người Việt như tranh Hàng Trống, tranh Đông Hồ, tranh Kim Hoàng là được ưa chuộng nhất; theo sau là tranh châm biếm, tranh lịch sử, tranh phong cảnh.
Không những mang giá trị thẩm mỹ cao, tranh Tết còn chứa đựng ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Chẳng hạn, tranh Bát Mã Đồ ngụ ý về niềm tin thắng lợi và sự thăng quan tiến chức; tranh Cửu Ngư Quần Hội thể hiện cho tài lộc dồi dào; tranh Sen Hạc nói lên sự trường thọ hay tranh Vinh Hoa Phú Quý thay cho lời chúc tụng về một cuộc sống giàu sang. Vì vậy, những bức tranh ấy vừa tô thắm sắc xuân cho nhà ở, vừa góp phần gìn giữ một nét văn hóa đặc sắc trong ngày Tết cổ truyền.
Ngày nay, tranh Tết đã được biến tấu với nhiều chất liệu đa dạng như đồng, thêu, gốm sứ, chạm khắc gỗ, khảm trai, khảm đá quý. Tuy nhiên, người họa sĩ vẫn bám sát vào đề tài tranh dân gian xưa với mục đích gìn giữ những quan niệm sống hay lời răn dạy về lẽ sống mà cha ông đã truyền tải vào tác phẩm.
Chơi hoa, cây cảnh
Theo quan niệm dân gian, càng nhiều hoa, cây cảnh trong nhà, gia chủ sẽ càng thu hút được nhiều may mắn. Do đó, cứ cận Tết, ai nấy cũng đều đổ ra chợ hoa để ngắm nghía và chọn cho mình một chậu hoa kiểng ưng ý rồi trang hoàng lộng lẫy cho nơi ở.
Bên cạnh những loại hoa truyền thống như mai, đào, quất, cúc vạn thọ, hiện nhà vườn cũng đã cho ra đời nhiều chủng loại phong phú và vẫn chứa đựng ý nghĩa phong thủy thiêng liêng. Tiêu biểu là hoa trạng nguyên - cầu cho thi cử đỗ đạt; hoa thủy tiên - cầu cho vạn sự như ý và thêm tài khí cho gia đình; hoa kim ngân - cầu cho tài lộc đầy ắp; hoa cát tường - cầu cho công việc hanh thông, làm ăn phát đạt.
Đặc biệt, nhiều người gần đây còn rộ xu hướng chơi bonsai. Đây là loại cây có chiều cao khiêm tốn, có thể đặt ở ban công, bàn làm việc hoặc những nơi có diện tích nhỏ. Không những thế, bonsai còn được tạo hình thành nhiều kiểu dáng độc lạ từ cây cổ thụ đến cây ra hoa và được khá nhiều người chơi ưa thích.
Thưởng trà, mứt
Vào ngày Tết, chắc hẳn nhà nào cũng sẽ bày biện một bộ ấm chén trà đẹp mắt, một khay mứt đủ màu sắc và một chậu hoa ngát hương để khiến không gian tâm tình giữa những người thân trong gia đình trở nên ấm cúng hơn. Đây còn là cách người hưởng trà, mứt để hồn mình giao hòa với trời đất ngày xuân.
Trong văn hóa Việt, nghệ thuật thưởng trà thể hiện cho tinh thần hiếu khách của gia chủ nên dĩ nhiên càng phải được nâng niu, chăm sóc qua cách công đoạn sao trà, ướp trà. Mứt khi xưa từng là tinh hoa ẩm thực dâng lên vua, chúa trong cung đình nên cũng được chú trọng không kém trong khâu chế biến. Không chỉ có loại quen thuộc là mứt dừa, món ăn này cũng đã được làm mới với nhiều hương vị như mứt gừng, mứt hạt sen.
Nhân kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia, 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024)) và 20 năm hoạt động của không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.
Phụ nữ xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội, đã biến những bức tường rêu mốc thành tranh sinh động, kể lại những câu chuyện đầy ý nghĩa về văn hóa và lịch sử truyền thống địa phương.
Ông Hoàng Thanh Khiết, đại diện Hội đồng xác lập Kỷ lục Việt Nam, đã trao chứng nhận xác nhận kỉ lục cho Bảo tàng Hoa Cương của Nhà giáo Nguyễn Quang Cương, đồng thời đánh giá Bảo tàng Hoa Cương sở hữu một bộ sưu tập hiện vật vô cùng phong phú, đa dạng về chủ đề và chất liệu.
Với mong muốn bảo tồn di sản và phát huy, ứng dụng các giá trị văn hóa Việt vào đời sống hiện đại, cuộc Triển lãm với tên gọi “Tôn cựu, nghênh tân” đang diễn ra tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cũ, 46 Hàng Bài.
Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 với chủ đề "Gastronomy of Unity - Ẩm thực kết nối" sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/12, tại khu Ngoại giao Đoàn - 298 Kim Mã, Hà Nội.
Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.
0