Nhà lưu niệm Bác Hồ, 'địa chỉ đỏ' giáo dục cách mạng

Trở về từ chiến khu Việt Bắc, nơi đầu tiên mà Bác Hồ dừng chân là căn nhà của cụ Nguyễn Thị An tại làng Phú Gia (nay là phường Phú Thượng, quận Tây Hồ). Đến nay, ngôi nhà này trở thành Di tích lịch sử cấp Quốc gia và là "địa chỉ đỏ" giáo dục tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ.

Vào năm 1945, ngôi nhà cụ Nguyễn Thị An từng là nơi trú ẩn, liên lạc, cung cấp lương thực, thực phẩm cho các cán bộ hoạt động cách mạng. Chính bởi vị trí kín đáo, nằm trong vùng an toàn nên ngôi nhà này được chọn làm điểm dừng chân của Bác Hồ trong ba ngày đầu từ chiến khu Việt Bắc về Thủ đô Hà Nội.

Ông Nguyễn Xuân Phương, phường Phú Thượng, Tây Hồ chia sẻ: "Chúng tôi rất tự hào khi có một di tích cấp quốc gia trên địa bàn, đây là địa điểm để giáo dục tình yêu nước cho người dân".

Ngôi nhà gồm 3 gian, hai phòng dùng để trưng bày nhiều bức ảnh về Hồ Chủ tịch, cán bộ cách mạng qua các thời kỳ, cùng kỷ niệm của gia đình trong những năm tháng lịch sử.

Ông Công Ngọc Dũng giới thiệu về phòng trưng bày ảnh.
Ông Công Ngọc Dũng giới thiệu về phòng trưng bày ảnh.

Ông Công Ngọc Dũng, cháu nội của cụ Nguyễn Thị An cho biết: "Dịp 2/9 có nhiều khách tham quan, mọi người nghe chăm chú những câu chuyện về Bác. Được trông nom, giới thiệu di tích tôi thấy tự hào vì di sản này".

Trải qua bao biến cố lịch sử, ngôi nhà vẫn được các thế hệ trong gia đình gìn giữ, duy tu từng món đồ, kỷ vật mang hình bóng của Bác. Đến nay tất cả vẫn được bảo tồn nguyên vẹn. Và nơi đây trở thành một địa chỉ mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa của Thủ đô Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với niềm đam mê gắn bó với nghề truyền thống, giữa phố cổ Hà Nội, có một gia đình vẫn duy trì nghề làm mặt nạ giấy bồi từ nhiều năm nay.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định giao Cục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp và chỉ đạo 12 đơn vị nghệ thuật của Bộ xây dựng Kế hoạch tổ chức 6 chương trình nghệ thuật, nhằm quyên góp, ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phố miền Bắc chịu thiệt hại nặng nề do bão, lũ gây ra.

Áo dài là biểu tượng của Việt Nam, cũng đồng thời được ví như "Đại sứ văn hóa" với sứ mệnh lan tỏa, quảng bá văn hóa Việt, thu hút khách du lịch đến với Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.

Lễ hội trò chơi với chủ đề "Thắp sáng văn hoá dân gian năm châu" đã được tổ chức tại Trường Tiểu học Lê Quý Đôn nhằm giúp học sinh hiểu thêm về nét đẹp văn hoá của quê hương Việt Nam và các nước trên thế giới.

Hà Nội đã xuất sắc nhận ba giải thưởng danh giá tại Lễ trao Giải thưởng Du lịch thế giới - WTA năm 2024, khẳng định vị thế dẫn đầu của điểm đến du lịch đặc sắc với những giá trị văn hóa ngàn năm trên bản đồ du lịch thế giới. Những giải thưởng này một lần nữa tạo thêm động lực cho du lịch Thủ đô phát triển bền vững.

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), Thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình "Những ngày Hà Nội tại tỉnh Điện Biên" diễn ra từ ngày 13-15/9.