Nhật Bản lo ngại về phân loại thực phẩm chức năng

Hệ thống "ghi nhãn thực phẩm chức năng" của Nhật Bản đang phải đối mặt với phản ứng dữ dội của công chúng, sau khi lệnh thu hồi thực phẩm chức năng của Công ty Dược Kobayashi được đưa ra do liên quan đến 5 trường hợp tử vong và hơn 100 trường hợp mắc bệnh. Quy định ghi nhãn thực phẩm này đã bị chỉ trích vì làm suy yếu việc quản lý an toàn thực phẩm.

Công ty dược phẩm Kobayashi có trụ sở tại Osaka đã thu hồi nhiều sản phẩm, bao gồm cả thực phẩm bổ sung "Beni-koji choleste-help", được bán trên thị trường để giảm cholesterol, sau khi thực phẩm bổ sung có chứa gạo men đỏ, hay còn gọi là "beni-koji", có khả năng gây hại cho sức khỏe. 

Tính đến ngày 29/3 đã có báo cáo về 5 trường hợp tử vong và hơn 100 trường hợp nhập viện liên quan đến các sản phẩm này, với gần 700 người đang tìm kiếm hoặc có ý định tìm kiếm sự tư vấn y tế.

Sự cố này đã làm dấy lên mối lo ngại đáng kể trong công chúng Nhật Bản về việc phân loại thực phẩm chức năng y tế của nước này, đặc biệt là hệ thống ghi nhãn được đưa ra vào năm 2015, cho thấy nó có thể mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp nhưng gây tổn hại đến sự an toàn của người tiêu dùng.

Tính đến ngày 29/3 đã có báo cáo về 5 trường hợp tử vong và hơn 100 trường hợp nhập viện liên quan đến các sản phẩm thực phẩm bổ sung của Công ty Kobayashi

Trước năm 2015, Nhật Bản phân loại thực phẩm chức năng tốt cho sức khỏe thành hai nhóm chính: “Thực phẩm dành cho mục đích sức khỏe cụ thể” và “Thực phẩm chức năng dinh dưỡng”. Năm 2015, Cơ quan Các vấn đề Người tiêu dùng (CAA) của Nhật Bản đã phát động sáng kiến ghi nhãn "Thực phẩm có Công bố Chức năng" (FFC). Hệ thống mới này cho phép các công ty như Kobayashi đánh giá và ghi lại một cách độc lập các lợi ích sức khỏe cũng như thuộc tính chức năng của sản phẩm trước khi tiếp thị mà không cần phải có sự chấp thuận của cơ quan chính phủ Nhật Bản.

Nhiều người dân Tokyo đã chỉ trích cách thức hoạt động của hãng dược Kobayashi.

Việc ghi nhãn chức năng thực phẩm' của Kobayashi chỉ yêu cầu nộp hồ sơ đăng ký, cho phép công ty tự kiểm chứng độ an toàn. Điều này thiếu khách quan và ẩn chứa rủi ro. Thực phẩm chức năng có lợi cho cơ thể. Nhưng nếu thành phần mơ hồ, không tìm hiểu kỹ lưỡng và phân tích, các vấn đề tương tự có thể phát sinh - một người dân thành phố Tokyo bày tỏ lo ngại.

Hệ thống quản lý của Kobayashi còn thiếu sót. Họ có thể đã không điều tra các báo cáo ban đầu một cách nghiêm túc, dẫn đến việc công bố thông tin ra công chúng bị trì hoãn, một người khác bức xúc.

Nhiều người đã lên tiếng lo ngại rằng một số tập đoàn lớn của Nhật Bản quá chú trọng đến lợi ích kinh tế mà bỏ qua sự an toàn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cầu vượt biển dài nhất thế giới, cây cầu chính nối Hồng Kông với Ma Cao và Chu Hải ở Quảng Đông, đã mở cửa trở lại vào chiều ngày 6/9 bất chấp ảnh hưởng của bão Yagi.

Theo chuyên gia khí tượng Trung Quốc, do bão Yagi đang tiến đến vùng biển có nhiệt độ nước biển cao, độ gió đứt theo chiều dọc yếu, có lợi cho việc duy trì cấu trúc lõi ấm của cơn bão.

Khi gió và mưa lắng xuống, Hải Nam đã hạ cấp cảnh báo đối với bão Yagi và nhanh chóng triển khai các hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai trên toàn tỉnh. Trước đó, siêu bão Yagi đã tấn công tỉnh đảo Hải Nam của Trung Quốc với mưa lớn và gió giật, khiến ít nhất 2 người thiệt mạng và 92 người bị thương.

Yulia Vavilova, cô gái xinh đẹp tóc vàng đi cùng nhà sáng lập Telegram Pavel Durov khi ông bị bắt tại sân bay Paris vào tháng trước, đã quay trở lại mạng xã hội, chia sẻ với những người theo dõi cô về “thông tin sai lệch”.

Siêu bão Yagi đổ bộ vào tỉnh đảo Hải Nam, miền nam Trung Quốc với mưa lớn và gió giật mạnh đã khiến ít nhất 2 người chết và 92 người bị thương.

Siêu bão Yagi đã đổ bộ vào đảo Hải Nam, Trung Quốc, mang theo những cơn gió mạnh và mưa lớn gây ra tình trạng mất điện trên diện rộng, làm tê liệt tỉnh đảo du lịch được gọi là “Hawaii của Trung Quốc”.