Sông Nhuệ chịu 'vấn nạn kép' ô nhiễm và bị lấn chiếm

Cả cuộc đời mưu sinh bên bờ sông Nhuệ, ông Trịnh Văn Ky rất bức xúc khi chứng kiến dòng sông Nhuệ bị lấn chiếm và bị làm nơi đổ phế thải. Những người dân phải sống trong cảnh này đến bao giờ? Câu hỏi luôn là "bao giờ sông Nhuệ hết bị lấn chiếm và hết ô nhiễm?".

“Từ năm 2005 đến 2015, nước Hà Nội thả ra đã bẩn, xong bắt đầu tất cả các làng đây chăn nuôi xả ra lại bẩn, cho nên ở đây nhá, lúc ấy muỗi còn chết cơ. Tôi sống ở đây mấy chục năm tôi biết, người dân ở đây chạy dần, tất cả trẻ con thôn Yên Hòa, thôn Tả Thanh Oai cứ cái gió nồm là phải đi ẩn. Ngày xưa làng tôi 1/3 người đi kiếm cá, nhưng mà bây giờ điểm đầu ngón tay còn mấy người, còn có ai nữa!", ông Trịnh Văn Ky cho biết.

Bao giờ sông Nhuệ hết bị lấn chiếm và ô nhiễm?

Nước thải không qua xử lý từ các khu dân cư, nhà máy, các làng nghề vẫn hàng ngày đổ trực tiếp vào sông Nhuệ. 

Rác tràn ngập cả trên bờ lẫn dưới nước. Ô nhiễm khiến cá tôm không thể sống nổi. Nguồn lợi thủy sản từ lâu đã không còn. 

 Ô nhiễm khiến cá tôm không thể sống nổi

Bà Nguyễn Thị Bướm (xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì) cảm thán: "ngày xưa chúng tôi còn ra đây tắm, còn mò cua bắt ốc, còn nuôi bao nhiêu người ở cái vệ sông khỏi chết đói, mà bây giờ ô nhiễm quá".

Bà Lưu Thị Toán kêu lên với phóng viên Đài Hà Nội: "ôi, nó quá ô nhiễm ấy cháu ạ. ô nhiễm, sợ lắm, năm 90 nhà cô về đây cô vẫn cứ múc nước cô ăn, bây giờ bẩn lắm, kinh khủng luôn".

Rác tràn ngập cả trên bờ lẫn dưới nước

Với chị Phạm Thị Hiên (xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì) "ngửi nó cũng quen rồi, biết làm thế nào bây giờ", chịu đựng lâu ngày cũng dần thành quen. 

Người dân mong muốn khơi thông dòng chảy thoát nước để không còn ô nhiễm

Mong muốn của bà Nguyễn Thị Bướm (xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì): "chúng tôi chỉ mong muốn làm sao là khơi thông dòng chảy này đi cho nó thoát đi, làm sao xử lý cho nước nó sạch để trả lại cái không khí cho người dân ở đây".  Đó cũng là mong muốn của hàng nghìn hộ dân dọc lưu vực sông Nhuệ. 

Thành phố Hà Nội đang chỉ đạo triển khai Dự án xây dựng cụm công trình đầu mối Liên Mạc dẫn nước sông Hồng làm sạch sông Nhuệ.

Ông Trịnh Văn Ky, (thôn Siêu Quần, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì) than thở: "bây giờ dân không chuyển được đi đâu, sống từ cha ông đến bây giờ rồi chuyển vào đâu. Mong cho sông bớt ô nhiễm, dân đỡ ảnh hưởng sức khỏe, tôi nói ảnh hưởng sức khỏe là chính thôi".

Thành phố Hà Nội đang chỉ đạo triển khai Dự án xây dựng cụm công trình đầu mối Liên Mạc dẫn nước sông Hồng làm sạch sông Nhuệ. Nhưng đây mới chỉ là giải pháp khơi thông dòng chảy. Còn để khắc phục ô nhiễm, cần sớm ngăn chặn nguồn nước ô nhiễm và phế thải hàng ngày vẫn đổ vào sông Nhuệ.  

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 22/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức chung khảo cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.

Hà Nội giao các đơn vị liên quan hạ ngầm đường dây cáp đi nổi, đặc biệt tại 4 quận nội đô hoàn thành trong năm 2026. Việc hạ ngầm đường dây, cáp đi nổi sẽ được giao trách nhiệm thực hiện cho các địa phương.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1286 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của TP Hà Nội giai đoạn 2023-2025, quy định việc sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới tại 20 quận, huyện, thị xã.

Chiều nay, 21/11, Đài Hà Nội và Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị thành phố Hà Nội đã ký kết hợp tác tăng cường truyền thông về giao lưu văn hóa, hợp tác quốc tế và đối ngoại nhân dân trên Đài Hà Nội.

Trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế, sản phẩm trí tuệ nhân tạo do Cục Thuế thành phố Hà Nội nghiên cứu, phát triển đã được Tổng cục Thuế tổ chức ra mắt sáng nay, 21/11.

Sau 11 tháng triển khai, Hà Nội đã cơ bản hoàn thành 19 nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 của Đề án 06 do Chính phủ giao. Thông tin được nêu tại Hội nghị giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của đề án 06 trên địa bàn thành phố Hà Nội, diễn ra chiều 21/11.