Thấy gì từ vụ thiếu niên lên YouTube học chế pháo để bán

Cứ đến dịp gần Tết, tình trạng buôn bán pháo lậu, pháo tự chế diễn ra sôi động. Nhiều vụ tai nạn thương tâm từ pháo nổ tự chế đã xảy ra, nhưng dường như vẫn chưa đủ để cảnh tỉnh giới trẻ. Theo các chuyên gia, ngoài sự vào cuộc của các lực lượng chức năng cũng rất cần sự quan tâm, tuyên truyên hơn nữa của nhà trường cũng như các bậc cha mẹ.

Mới đây, bằng biện pháp nghiệp vụ, Đội Cảnh sát kinh tế, Công an quận Hai Bà Trưng, đã triệt phá một cơ sở sản xuất, tự chế pháo nổ trái phép tại xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, Hà Nội. Toàn bộ số nguyên liệu và pháo tự chế được cơ quan công an thu giữ tại nhà riêng của đối tượng 15 tuổi.

Tại cơ quan công an, các đối tượng khai nhận, biết thời điểm gần tết nhu cầu người mua pháo nổ nhiều nên đã lên Youtube xem cách dạy làm pháo nổ và lên mạng mua nguyên liệu về tự chế để bán kiếm lời.

Đối tượng bị bắt giữ: “Em tự lên mạng rồi tự chế thôi ạ. Lần đầu bán được 2 – 3 triệu. Đến lần thứ 2 này đang mang đi giao thì bị bắt ạ”

Đại úy Đào Chí Trung – Đội Cảnh sát Kinh tế, Công an quận Hai Bà Trưng, Hà Nội: “Người dân tuyệt đối không sử dụng các loại pháo tự chế hoặc không do nhà nước sản xuất. Khi phát hiện các đối tượng tự chế, buôn bán thì cần tố giác và báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất.”

Hành vi sản xuất, tiêu thụ, sử dụng pháo nổ là hành vi vi phạm pháp luật, bị nghiêm cấm dưới mọi hình thức. Tuy nhiên, do nhu cầu trái phép của nhiều người nên tình trạng tự chế pháo nổ để kinh doanh, rao bán qua mạng đang diễn biến phức tạp và ngày càng nở rộ.

Đối tượng Nguyễn Đức Toàn: “Em thấy giao bán trên mạng nên có gọi điện đặt mấy cuộn về để đốt chơi tết thôi ạ. Em biết là sai rồi ạ...”

Đại úy Phạm Phú Quang – Phó đội trưởng Đội CSHS, CAH Thanh Liêm, Hà Nam: “Chúng tôi sẽ tiếp tục sử dụng các biện pháp nghiệp vụ  để kịp thời phát hiện những đối tượng vẫn cố tình tự chế, tàng trữ hay mua bán trái phép pháo nổ để đảm bảo cho người dân đón tết an toàn.”

Việc tự chế, sử dụng pháo nổ không rõ nguồn gốc, là đặc biệt nguy hiểm, không chỉ gây bỏng mà còn có sức công phá và ảnh hưởng của hóa chất, gây ra các vết thương nghiêm trọng, đa chấn thương. Thậm chí có nhiều trường hợp tử vong hoặc phải chịu thương tật suốt phần đời còn lại do tự chế pháo nổ.

Luật sư Phan Kế Hiến - Đoàn luật sư TP Hà Nội: “Hiện nay thì theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 1375/2020 của Chính phủ quy định rõ người nào tàng trữ, sản xuất, mua bán, vận chuyển, xuất nhập khẩu, cung cấp các nguyên vật liệu nổ thì đó là hành vi vi phạm pháp luật. Do đó thì hành vi mua bán này sử dụng sản xuất liên quan đến pháo nổ đều là hành vi vi phạm pháp luật và tùy theo tính chất, mức độ của hành vi có thể xem xét bị xử phạt hành chính hoặc là truy cứu trách nhiệm hình sự.”

Các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, kết hợp tuyên truyền, vận động người dân không buôn bán vận chuyển, chế tạo pháo nổ đã được lực lượng công an triển khai quyết liệt. Nhưng, quan trọng vẫn là phải có sự vào cuộc đồng bộ, sát sao hơn nữa của xã hội, nhà trường, đặc biệt là gia đình trong quản lý, giáo dục con em mình để tránh những sự việc đáng tiếc do pháo nổ gây ra.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 26/6, TAND cấp cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm vụ án ông Đỗ Hữu Ca với tội danh "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Sau khi xem xét, HĐXX phúc thẩm quyết định giảm ba năm tù cho cựu Giám đốc Công an thành phố Hải Phòng Đỗ Hữu Ca.

Thêm một nạn nhân của vấn nạn quay lén trong phòng tắm vừa lên tiếng. Vụ việc xảy ra tại một nhà trọ ở phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông. Hiện, Công an quận Hà Đông đang điều tra sự việc.

Đặt mua hàng giả từ Trung Quốc, sau đó vận chuyển về Việt Nam, Nguyễn Thị Ngọc đã tổ chức một đường dây chuyên buôn bán mỹ phẩm giả số lượng lớn.

Sáng 26/6, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết Bộ Công an đang xác minh đối tượng đăng thông tin sai sự thật về việc lộ đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024.

Từ ngày 15/3/2024 đến nay, lực lượng chức năng huyện Mỹ Đức đã xử phạt năm trường hợp sử dụng xe tự chế với số tiền trên 6 triệu đồng; tịch thu nhiều phương tiện.

Gần đây xuất hiện phương thức lừa đảo bằng các thủ thuật nghiệp vụ kế toán và tài chính để biến một doanh nghiệp yếu kém thành một doanh nghiệp hào nhoáng, rồi tung lên sàn chứng khoán, tạo cung cầu giả để "lùa" nhà đầu tư mua theo.