Thưởng trà trên cao nguyên Mộc Châu

Cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu mát mẻ quanh năm. Nơi đây không chỉ thu hút khách du lịch bởi những ruộng cải trắng tinh khôi, hoa dã quỳ vàng rực mà còn bởi những đồi chè xanh mướt, bạt ngàn.

Các sản phẩm từ cây chè không chỉ cung cấp nguyên liệu cho những sản phẩm chè xanh trứ danh, đem lại nguồn kinh tế lớn cho người dân, mà còn là một nét văn hóa độc đáo, riêng có ở núi rừng Tây Bắc.

Cao nguyên Mộc Châu từ lâu đã được ví như nàng thơ của núi rừng Tây Bắc với những đồi chè xanh bát ngát. Cây chè không chỉ là cây trồng chủ lực mà còn trở thành “sản phẩm du lịch” hấp dẫn du khách gần xa. Đến đồi chè vào buổi sáng, du khách có thể tận hưởng hương chè thơm ngát, thoang thoảng trong gió và cảm nhận mùi hương thanh khiết của cỏ cây núi đồi.

Cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La

Em Nguyễn Thị Quỳnh Trang - Du khách Hải Dương bày tỏ: "Không khí trên đây rất là dễ chịu, mát mẻ. Chè trồng rất là nhiều, đặc biệt có cả hình trái tim nữa, em chưa thấy ở đâu mà có nhiều như vậy".

Em Nguyễn Thị Quỳnh Trang - Du khách Hải Dương

Một ngày mới bắt đầu trên cao nguyên với những người công nhân hái chè. Những búp chè xanh tươi nhất được chọn lựa thủ công từ những bàn tay lao động kinh nghiệm và đầy tâm huyết.

Ông Mai Văn Kháng - công nhân hái chè chia sẻ: "Một tôm hai lá, một lá hai chừa. Ý muốn nói là búp một tôm hai lá và hai cái lá chừa để đảm bảo sinh trưởng cho cây chè về lứa sau..."

Những công nhân hái chè trên cao nguyên Mộc Châu

Bà Nguyễn Thị Hoa - Phó Chủ tịch UBND huyện Mộc Châu, Sơn La cho biết: "Với đặc điểm khí hậu của Mộc Châu, có thể ban ngày rất nóng nhưng ban đêm lại rất lạnh. Nhiệt độ trung bình từ 18-22 độ C cho nên chất lượng của cây chè rất là tốt. Cây chè còn cho kinh tế về mặt du lịch. Tất cả du khách đến Mộc Châu thì không ai là không tham quan đồi chè..."

Bà Nguyễn Thị Hoa – Phó Chủ tịch UBND huyện Mộc Châu, Sơn La

Theo các nghệ nhân pha trà nơi đây, để có một ấm trà ngon, trước tiên phải lưu ý đến các bước nhất nước, nhị trà, tam pha, tứ ấm.

Anh Hồ Huy Hiếu - HTX Chè Tân Lập, huyện Mộc Châu, Sơn La chia sẻ: "Nhiệt độ nước không để quá cao hay quá thấp, từ 85-90 độ C để cho trà nở là phù hợp. Sau khi pha trà chắt trà ra chén tống để cho trà nghỉ. Mình mở ấm để cho trà thoát khí, lúc nào mình uống thì chắt nước vào tiếp".

Anh Quản Trọng Luân - Du khách Hà Nội tâm sự: "Đầu tiên mình uống có cảm giác đắng nhẹ, chát nhẹ, sau đó là thấy mát dịu và có vị thơm sâu trong miệng..."

Du khách thưởng trà trên cao nguyên Mộc Châu
Văn hoá đặc sắc của cư dân bản địa tại Mộc Châu

Không chỉ có cảnh quan đẹp, cao nguyên Mộc Châu còn thu hút du khách bởi văn hóa đặc sắc của cư dân bản địa. Từ những nếp nhà sàn truyền thống, ẩm thực dân tộc đến các điệu múa dân gian hay các lễ hội... đều trở thành những trải nghiệm khó quên. Tất cả những điều này khiến du khách lưu luyến và nhiều lần trở với vùng đất cao nguyên này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Liên hoan sân khấu kịch TP.HCM lần thứ nhất đã chính thức khai mạc với sự góp mặt của gần 300 diễn viên đến từ 20 đơn vị cùng 25 vở kịch hứa hẹn sẽ thu hút công chúng đến với các suất diễn so tài ngay tại sân khấu của mỗi đơn vị công lập và xã hội hóa. Trong đó có nhiều nghệ sĩ tên tuổi như: Thành Lộc, Ái Như, Thành Hội, Quốc Thảo, Minh Nhí, Trịnh Kim Chi....

Được lấy cảm hứng từ 9 bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, bộ sưu tập lụa cao cấp “Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản” mang đến một dấu ấn mới về sự kết hợp giữa nghệ thuật, thời trang và văn hóa Việt Nam.

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với Tạp chí Di sản Việt Nam (Vietnam Heritage) trực thuộc Hội Di sản Văn hóa Việt Nam vừa tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Sắc màu thiên nhiên Việt Nam”.

Bằng nỗ lực của các tổ chức, cá nhân, gần đây, nhiều cổ vật, bảo vật quý lưu lạc tại nước ngoài đã hồi hương. Tuy hiện nay các thủ tục hồi hương cổ vật đang gặp rào cản về hành lang pháp lý, cũng như tài chính, nhưng những lần hồi hương gần đây cho thấy, Việt Nam và quốc tế rất trân quý các giá trị di sản Việt Nam, cùng nỗ lực chung tay để bảo vật được hồi hương.

Sáng nay, 16/11, Lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 khai mạc tại vườn hoa đền Bà Kiệu và không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm. Đến dự chương trình có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà; Thống đốc tỉnh Kanagawa Kuroiwa Yuji và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki.

Bằng cách tích hợp các yếu tố đặc trưng của Việt Nam, chiếc áo in hình ly trà đá - biểu tượng quen thuộc của văn hóa đường phố Việt Nam - đã không chỉ góp phần quảng bá văn hóa nước nhà mà còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp văn hóa phát triển bền vững.