TP.HCM khai mạc Lễ hội Đường Sách Tết Ất Tỵ

Lễ hội Đường sách Tết Ất Tỵ năm 2025 với chủ đề “Non sông gấm hoa, vui xuân thái hòa”, đã khai mạc vào chiều 27/1 (tức 28 Tết) tại tuyến đường Lê Lợi (Quận 1, TP. HCM).
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 0:00
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 0:00
1x

Sự kiện có sự tham dự của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa.

Lễ hội Đường sách Tết Ất Tỵ có tổng diện tích tổ chức 11.200m² trên tuyến đường Lê Lợi (Quận 1, TP. HCM), thu hút 22 đơn vị tham gia, trưng bày gần 68.000 bản sách, cùng kiến tạo nhiều không gian văn hóa, nghệ thuật đặc sắc.

Lễ hội dành vị trí trang trọng để giới thiệu đến người dân TP. HCM, du khách trong và ngoài nước những tác phẩm, bài thơ chúc Tết, bài báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh; trưng bày, triển lãm các tư liệu, hình ảnh và tác các phẩm của đồng chí cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tại đây còn trưng bày nhiều tư liệu, hình ảnh, xuất bản phẩm nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, kỷ niệm 80 năm Ngày Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Ngoài trưng bày sách, tư liệu, lễ hội còn có hơn 160 chương trình giao lưu, tương tác, hoạt động vui chơi, trải nghiệm diễn ra xuyên suốt 7 ngày, từ 28 tháng Chạp đến mùng 5 Tết. Đặc biệt là chương trình “lì xì sách hay” với khoảng 20.000 “lộc sách”.

Lễ hội Đường sách sẽ phục vụ người dân vui Xuân, đón Tết từ 28 tháng Chạp đến mùng 5 Tết.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Các công tác cuối cùng chuẩn bị cho ngày chính hội của Tết Nguyên tiêu 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh đang dần được hoàn thiện. Lễ hội năm nay được đánh giá có quy mô lớn nhất từ trước tới nay.

Lễ hội đền Vật (xã Cát Quế, huyện Hoài Đức) không chỉ là hoạt động lưu giữ nét đẹp văn hóa địa phương, đề cao tinh thần thượng võ mà còn tuyển chọn ra nhiều vận động viên chất lượng cao cho đất nước.

Sáng nay, huyện Phúc Thọ đã trọng thể tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia và khai mạc Lễ hội truyền thống đình Tường Phiêu, xã Tích Lộc.

Xứ Đoài đã đi vào câu ca xưa với cầu Nam, chùa Bắc, đình Đoài... Nơi xứ Đoài, Tây Đằng được biết đến là một trong số những ngôi đình cổ nhất Việt Nam với gần 500 năm tuổi.

Tại Di tích quốc gia đặc biệt đền Voi Phục, quận Ba Đình, Hà Nội, đã trang trọng diễn ra lễ hội truyền thống "Tế khai sắc, rước khai xuân", khai ấn Lý triều Đại Vương Trấn Tây Thượng Đẳng.

Hứa hẹn là điểm đến lý tưởng cho công chúng yêu nghệ thuật đầu xuân mới, triển lãm mỹ thuật mang chủ đề “Khai xuân” vừa được khai mạc tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh (Hà Nội).