Triển lãm ‘Mạch di sản’

Chiều 9/8, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với các họa sĩ Latoa Indochine tổ chức triển lãm tranh với chủ đề “Mạch di sản” tại Trung tâm giao lưu văn hóa Phố cũ - Biệt thự di sản 49 Trần Hưng Đạo.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 0:00
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 0:00
1x

Tranh dân gian vốn gắn bó với người dân Việt Nam trong nhiều thế kỷ, nhưng vì nhiều nguyên nhân, giờ đây dòng tranh này đang đứng trước nguy cơ mai một.

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với các họa sĩ Latoa Indochine tổ chức triển lãm tranh với chủ đề “Mạch di sản”.

Để bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống quý báu này, Latoa Indochine cùng các cộng sự đã phục hồi, phát huy, bảo tồn tranh dân gian và không gian nghệ thuật kiến trúc Indochine, mang đến đời sống mới cho nghệ thuật hội họa xưa, để nghệ thuật truyền thống được hồi sinh trong đời sống hiện đại.

Triển lãm tranh “Mạch di sản” trưng bày trên 60 bức tranh với đề tài tranh dân gian Hàng Trống - Đông Hồ - Kim Hoàng quen thuộc.

Triển lãm tranh “Mạch di sản” trưng bày trên 60 bức tranh với đề tài tranh dân gian Hàng Trống - Đông Hồ - Kim Hoàng quen thuộc nhưng được tái tạo trên cơ sở kết hợp kỹ thuật tranh sơn mài với tranh sơn khắc, mang đến cho những người yêu nghệ thuật một góc nhìn thú vị, đầy sáng tạo về dòng tranh truyền thống của dân tộc, đồng thời góp phần phát triển nét văn hóa xưa lên tầm cao mới, hòa quyện không gian bình dị trong dòng chảy hiện đại.

Những tác phẩm về sen thể hiện qua chất liệu sơn mài.

Tại triển lãm, Latoa Indochine cùng các cộng sự như họa sĩ Lương Minh Hoà, Trần Thiệu Nam, Nguyễn Văn Phúc, Nguyễn Thái Học giới thiệu tới công chúng những tác phẩm về sen, múa đèn, phong cảnh, nhân vật. Tác phẩm được thể hiện qua chất liệu sơn mài.

Triển lãm nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 79 năm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

0

Hà Nội đang chào đón xuân mới với một sự kiện đầy sắc màu và hoành tráng: Lễ hội Ánh sáng Phương Đông - Lễ hội xuân lớn nhất tại Việt Nam, diễn ra tại đại đô thị Ocean City, kéo dài từ ngày 18/1 đến 16/3/2025.

Trong khuôn khổ chương trình Xuân Quê hương 2025, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân đã tham dự Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Xuân Quê hương 2025: Việt Nam vươn lên trong kỷ nguyên mới” cùng gần 1.000 kiều bào Việt Nam trên toàn thế giới về quê hương đón Tết.

Tối nay (19/1), trước thềm xuân mới Ất Tỵ 2025, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân đã tham dự Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Xuân Quê hương 2025: Việt Nam vươn lên trong kỷ nguyên mới” cùng gần 1000 kiều bào Việt Nam trên toàn thế giới về quê hương đón Tết.

Với mong muốn tạo nên một điểm nhấn về văn hóa, ẩm thực, tối 18/1, quận Đống Đa đã Lễ Khai trương tuyến phố ẩm thực Nguyễn Văn Tuyết.

Nằm trong chương trình "Tết Việt - Tết phố 2025", chuyên đề "Bách hoa bộ hành", hơn 400 người mặc cổ phục đã diễu hành qua 16 tuyến phố, các di tích, danh thắng trong khu vực phố cổ Hà Nội và hồ Hoàn Kiếm.

Dịp Tết Nguyên đán là một dịp lễ quan trọng trong năm của người Việt và mang trong mình những giá trị văn hóa truyền thống sâu sắc. Trong không khí rộn ràng của những ngày đầu xuân, lì xì năm mới là một phong tục đẹp, góp phần làm bức tranh Tết thêm phần ý nghĩa.