Xác thực sinh trắc có giúp chuyển tiền thuận lợi hơn?
Chị Hằng làm việc tại công ty kinh doanh dịch vụ vận tải đường dài. Việc chị Hằng đóng phí, chuyển tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên là thường xuyên. Nhưng, từ khi áp dụng xác thực sinh trắc học, các giao dịch của chị Hằng thường xuyên gặp lỗi ở khâu xác thực khuôn mặt. Vấn đề này khiến chị mất nhiều thời gian và bất tiện hơn.
Chị Bùi Thị Minh Hằng, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội cho biết: ''Sau khi mình đã có rất nhiều giao dịch ban ngày quá hạn mức rồi thì ban đêm dù giao dịch lớn hay nhỏ đều phải xác thực. Thế nhưng vào ban đêm khi mình chuyển khoản thì hệ thống ngân hàng không nhìn được mà xác thực khuôn mặt, mất rất nhiều thời gian, thậm chí con đang ngủ cũng phải dậy bật đèn sáng lên mới xác thực được.''
Chị Hằng chỉ là một trong nhiều trường hợp gặp phải những khó khăn khi xác thực khuôn mặt. Còn có những người khác như ông Hà Minh Huân này, người đã bỏ cuộc khi thực hiện xác thực.
Ông Hà Minh Huân, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội cho biết: ''Thiết bị điện thoại của tôi chưa có phần mềm xác thực, tôi phải ra ngân hàng, tính chất công việc của tôi không yêu cầu chuyển khoản nhiều nên tôi quyết định không đi xác thực, nếu cần tôi sẽ nhờ bạn bè, người thân hoặc ra trực tiếp ngân hàng.''
Theo các chuyên gia, thay vì áp dụng ngay theo quy định từ 1/7, các ngân hàng cần có thời gian thử nghiệm để tránh tối đa những rào cản lên người dùng trong bối cảnh chuyển đổi số phát triển và trải nghiệm người dùng là vấn đề ưu tiên với không ít nhà băng.
Ông Nguyễn Thường Lạng, Chuyên gia Tài chính cho rằng : ''Đáng lí phải có cơ chế thử nghiệm, còn nếu ách tắc phải xử lý ngay còn không nên vì lỗi đó mà Ngân hàng lại là người gây ách tắc không phải người tạo thuận lợi, lẽ ra nên có thời gian chạy thử 3-4 tháng…''
Ông Từ Tiến Phát, Tổng giám đốc Ngân hàng Á Châu cho rằng: ''Trong vòng 6 tháng ngân hàng phải chạy đua để hoàn thành việc tích hợp này. Ngân hàng phải bỏ ra chi phí rất lớn, không chỉ một lần mà thường xuyên …''
Do thời gian chuẩn bị gấp, phạm vi giao dịch ảnh hưởng theo Quyết định 2345 rất rộng, nên thời gian đầu tháng 7 sẽ là thời kỳ cao điểm và có thể phát sinh lỗi. Theo các chuyên gia, điều các ngân hàng cần làm là nhanh chóng nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, để chuyển đổi số thật sự tạo thuận lợi cho người dùng.
Trên thị trường tiền tệ sáng 20/11, Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm 24.293 đồng/USD, tăng 5 đồng so với sáng 19/11.
Trái ngược với sự khởi sắc của nhiều chỉ số chứng khoán quốc tế, thị trường chứng khoán trong nước liên tục ghi nhận diễn biến rung lắc. Thanh khoản thấp đang là vấn đề đối với thị trường.
Việc giá vàng thế giới hồi phục đáng kể và vượt mốc 2.600 USD/ounce khiến cho giá vàng trong nước hôm nay, 19/11, đồng loạt tăng mạnh.
Tính trong một tháng, từ 19/10 đến nay, VN-Index đã giảm 5,32%, tương đương giảm hơn 68 điểm. Đồng thời, vốn hóa sàn HOSE đã giảm gần 270.000 tỷ đồng (khoảng 10,7 tỷ USD).
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank - Mã: EIB) vừa phát đi thông cáo chính thức bác bỏ thông tin ngân hàng này đang bị thanh tra trong hoạt động cấp tín dụng ngân hàng.
Sau chuỗi ngày giảm mạnh, giá vàng thế giới hôm nay, 19/11, đã tăng thêm hơn 50 USD. Vàng thế giới đi lên trong bối cảnh đà tăng của đồng USD chững lại, trong khi xung đột Nga - Ukraine tăng nhiệt.
0