Vốn FDI tiếp tục đổ vào BĐS công nghiệp phía Nam

Hãng trang sức lớn nhất thế giới Pandora đã khởi công nhà máy tại Khu công nghiệp Việt Nam Singapore 3- VSIP III, tỉnh Bình Dương, có diện tích hơn 50.000 m2, trong khuôn viên khoảng 7,5 ha với số vốn đầu tư 150 triệu USD.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration -:-
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time -:-
1x

Tại buổi lễ khởi công tại tỉnh Bình Dương, ông Alexander Lacik- Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Pandora cho biết quyết định xây dựng nhà máy thứ tư tại Việt Nam là dựa trên nghiên cứu toàn cầu sâu rộng tại 27 quốc gia; đồng thời đã cân nhắc 13 tiêu chí khác nhau và cuối cùng Việt Nam đã vươn lên dẫn đầu.

Tập đoàn Pandora nhận định, khi đến Việt Nam, tập đoàn đã nghiên cứu toàn bộ 63 tỉnh thành với 224 khu công nghiệp. Tuy nhiên hơn 200 khu công nghiệp đã được lấp đầy 100%, vì vậy hãng chỉ có 20 sự lựa chọn và sau cùng đã quyết định xây dựng nhà máy tại Bình Dương khi yếu tố xanh được ưu tiên.

Nhà máy dùng 100% năng lượng tái tạo thông qua việc sẽ dùng nguồn điện mặt trời cho hoạt động sản xuất. Đây là cơ sở thiết lập các tiêu chuẩn mới trong ngành trang sức toàn cầu về dấu chân sinh thái, tái chế và khí thải CO2.

Vốn FDI tiếp tục đổ vào BĐS công nghiệp phía Nam.

Ngoài nhà máy Pandora Production Việt Nam, tại khu công nghiệp VSIP 3 đang có một ông lớn FDI khác của Đan Mạch là Tập đoàn Lego, hiện đang đầu tư dự án nhà máy hơn 1,3 tỷ USD. Hiện nhà máy này đã hoàn thành được 61,7% theo đúng tiến độ đề ra và đảm bảo đưa một số hạng mục chính đi vào hoạt động từ tháng 8/2024.

Việt Nam đã trở thành thị trường ngày càng quan trọng đối với các nhà đầu tư Đan Mạch nhờ môi trường kinh doanh thuận lợi và cam kết về mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Theo báo cáo Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 20/4, tổng vốn đầu tư nước ngoài FDI đăng ký vào Việt Nam đã đạt gần 9,3 tỷ USD, tăng hơn 4% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó FDI chảy vào bất động sản chỉ đứng sau ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

Sau cú hích từ Lego hay Pandora, bất động sản công nghiệp phía Nam đang là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI chất lượng cao.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Quý I/2025 ghi nhận một sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu nguồn cung bất động sản tại Hà Nội, đặc biệt tại thị trường phía Đông Bắc.

Với quy mô gần 1.700 gian hàng của hơn 450 doanh nghiệp, đến từ 22 quốc gia và vùng lãnh thổ, Vietbuild Hà Nội 2025 được kỳ bọng là triển lãm có quy mô lớn nhất về xây dựng và bất động sản.

Dù chưa hết quí I/2025, nhưng nhiều chủ đầu tư đồng loạt triển khai các dự án bất động sản quy mô lớn ở Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Cổ phiếu nhóm ngành bất động sản khu công nghiệp (KCN) tiếp tục đà tăng mạnh ngay trong những tháng đầu tiên của quý I/2025.

Thành phố Hà Nội đang nỗ lực thúc đẩy các cụm công nghiệp sớm hoàn thành, qua đó di dời các doanh nghiệp, hộ sản xuất trong các làng nghề ra các khu sản xuất tập trung.

Dự án Tokyo Tower từng được kỳ vọng sẽ trở thành “trái tim của quận Hà Đông”, tuy nhiên sau nhiều năm dự án vẫn chỉ dừng lại ở phần xây dựng thô.