Xóm làm lồng đèn lớn nhất TP.HCM vào mùa cao điểm

Thời điểm này, tại khu xóm đạo Phú Bình, nơi cung cấp lồng đèn Trung thu truyền thống lớn nhất TP.HCM, không khí đã tất bật, nhộn nhịp.

Những người thợ, nghệ nhân đang gấp rút hoàn tất những công đoạn cuối cùng để tạo ra những chiếc lồng đèn đầy màu sắc, đa dạng mẫu mã phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của thị trường.

Cha truyền con nối, gia đình anh em ông Nguyễn Trọng Bình, Nguyễn Trọng Thành, ở xóm đạo Phú Bình, Quận 11, TP.HCM, đã hơn 50 năm làm lồng đèn truyền thống.

Xóm làm lồng đèn lớn nhất TP.HCM vào mùa cao điểm.

Theo ông Bình, năm nay lượng đơn hàng tăng vọt so với mọi năm, gia đình ông cung cấp ra thị trường hơn 10.000 chiếc, vì thế mà cả gia đình và thợ đều tất bật từ sáng đến đêm để kịp đơn hàng.

Ông Nguyễn Trọng Bình chia sẻ: ''Mình tăng số lượng người thêm, thời gian mình chuẩn bị sớm hơn. Mọi năm giữa tháng 4, tháng 5 mới bắt đầu dán, vẽ, năm nay đầu tháng 3 đã vẽ rồi''.

Người làm nghề phải tỉ mỉ từng chi tiết để tạo ra những chiếc lồng đèn lung linh, nhiều màu sắc, phù hợp với thị hiếu của trẻ nhỏ.

Năm nay, khách hàng trở lại với những chiếc lồng đèn truyền thống, số lượng đơn hàng tăng vọt mang đến niềm vui cho những người thợ yêu nghề. Sản phẩm của xóm lồng đèn này hiện cung cấp cho thị trường TP.HCM và nhiều tỉnh, thành phía Nam.

Những chiếc đèn cá chép, bươm bướm, thỏ ngọc, ông sao, tàu bay, 12 con giáp… với đường nét hoa văn sắc xảo đã gắn liền với bao thế hệ người Việt. Mùa trung thu, những chiếc đèn giấy kiếng đỏ truyền thống lại nhộn nhịp xuống phố cùng những em nhỏ phá cỗ đêm trăng rằm, cùng gợi nhớ những ký ức tuổi thơ vui vẻ của bao thế hệ.

Bên cạnh đó, những người thợ cũng sáng tạo ra những chiếc lồng đèn cỡ đại, kiểu dáng mới để phù hợp với nhu cầu thị trường.

Xóm lồng đèn Phú Bình hiện chỉ còn khoảng gần 30 hộ làm nghề.

Xóm lồng đèn Phú Bình hiện chỉ còn khoảng gần 30 hộ làm nghề. Những người thợ vẫn miệt mài giữ nghề truyền thống để cứ đến dịp trung thu, xóm lồng đèn lại trở nên tất bật, nhộn nhịp.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với mong muốn bảo tồn di sản và phát huy, ứng dụng các giá trị văn hóa Việt vào đời sống hiện đại, cuộc Triển lãm với tên gọi “Tôn cựu, nghênh tân” đang diễn ra tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cũ, 46 Hàng Bài.

Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 với chủ đề "Gastronomy of Unity - Ẩm thực kết nối" sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/12, tại khu Ngoại giao Đoàn - 298 Kim Mã, Hà Nội.

Làng cổ Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, vẫn còn lưu giữ được những truyền thống và nét dấu xưa đặc trưng của người Hà Nội.

Nghề giày da ra đời không chỉ là để đáp ứng nhu cầu thiết thực, mà còn mang đậm dấu ấn của từng nền văn hóa. Từ những chiếc dép lá đơn sơ của người Việt, đến những đôi giày da tinh xảo của người Ý, mỗi đôi giày đều là một câu chuyện lịch sử.

Làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề lụa nổi tiếng với hơn 1000 năm tuổi, lưu giữ tinh hoa văn hóa qua từng sợi tơ, là biểu tượng của sự khéo léo, sáng tạo và tình yêu bất tận với nghề truyền thống.

Chùa Vạn Niên, ngôi chùa cổ hơn 1.000 năm tuổi nằm yên bình bên bờ hồ Tây đang là một điểm đến hấp dẫn tại Hà Nội.