AI đoán mật khẩu bằng cách phân tích âm thanh bàn phím
Các nhà nghiên cứu người Anh đã phát triển một kỹ thuật đánh cắp dữ liệu mới dựa trên việc giải mã mật khẩu từ tiếng gõ phím trên bàn phím.
Một nhóm các học giả người Anh đã phát triển một thuật toán mạnh mẽ có thể giải mã các mã đầu vào bằng âm thanh của ngón tay nhấn bàn phím. Các nhà nghiên cứu khẳng định AI sẽ có độ tin cậy 95%.
Để biết khóa truy cập, chỉ cần ghi lại một người đang nhập mã bí mật của mình bằng micrô trên điện thoại thông minh. Khi âm thanh được ghi lại, thuật toán sẽ chuyển thông tin âm thanh thành văn bản.
Đối với các nhà nghiên cứu, sản phẩm này nhằm cảnh báo về tính dễ bị tổn thương của dữ liệu cá nhân. Tính phổ biến của âm thanh phát ra từ bàn phím khiến chúng không chỉ là phương tiện tấn công dễ tiếp cận mà còn là phương tiện tấn công hiệu quả cao . Trong suốt thiết kế của nó, thuật toán được cung cấp cơ sở dữ liệu về tiếng ồn tab. Bây giờ AI có thể giải mã tất cả các loại bàn phím, kể cả bàn phím cảm ứng.
Mặc dù nghiên cứu này cho thấy sự đáng lo ngại về tính bảo mật, nhưng nó lại có một điềm yếu chưa thể khắc phục, đó chính là không nhận biết được phím Shift. Do đó, để bảo mật tối đa, nên thay đổi chữ thường và chữ in hoa khi thiết kế mật khẩu./.
(Nguồn: Le Figaro)
TIN LIÊN QUAN


Theo CEO Satya Nadella của Microsoft, cựu CEO OpenAI Sam Altman sẽ gia nhập Microsoft để dẫn dắt nhóm nghiên cứu AI mới.
Theo Công ty Truyền thông The Information ngày 19/11, đây là một phần nội dung thông báo của ông Ilya Sutskever - một trong những thành viên Hội đồng quản trị của OpenAI, gửi tới nhân viên.
Tháng 9/2022, lần đầu tiên dòng chíp bán dẫn tích hợp "Make in Việt Nam" đã được các kỹ sư của Công ty Thiết kế và Sản xuất chip vi mạch FPT - FPT Semiconductor chính thức công bố. Toàn bộ quá trình nghiên cứu và phát triển dòng chip này được các kỹ sư của FPT thiết kế hoàn thiện tại Việt Nam. Đó là những nền tảng để thúc đẩy ngành công nghiệp công nghệ cao của đất nước.
Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) đã đưa ra cảnh báo về một số tác động tiêu cực của trí tuệ nhân tạo đến sự phát triển của trẻ em.
Tại Hà Nội, Cục Ngoại thương Đài Loan - TITA phối hợp với Hội đồng Phát triển Ngoại thương Đài Loan - TAITRA (Trung Quốc) vừa tổ chức Hội thảo “Kết nối ngành công nghiệp di chuyển thông minh”. Hội thảo nhằm chia sẻ kinh nghiệm và xây dựng cơ hội hợp tác với Việt Nam - thị trường được đánh giá là có tiềm năng lớn.
0