Cuộc phỏng vấn Tổng thống Putin và nhà báo Mỹ thu hút công chúng
Ngay trước thời điểm tròn hai năm Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc trả lời phỏng vấn nhà báo nổi tiếng của Mỹ Tucker Carlson tại Moscow. Cuộc phỏng vấn thu hút truyền thông và khán giả khắp thế giới.
Cuộc phỏng vấn kéo dài hai giờ, trong đó Tổng thống Putin đề cập đến những vấn đề nóng của thế giới như cuộc xung đột Nga-Ukraine, hậu quả của việc mở rộng NATO và mối quan hệ Nga-Mỹ cũng như nhiều vấn đề khác. Tổng thống Putin và nhà báo Carlson đã trở thành những người dẫn đầu về lượt truy cập trên mạng xã hội.
Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine
Cuộc trò chuyện với nhà báo Mỹ Carlson bắt đầu từ lịch sử lập quốc của Nga năm 862, sự hình thành của tên gọi Ukraina cũng như ảnh hưởng của các nước láng giềng tới mối quan hệ giữa Nga và Ukraina. Một trong những sự kiện được nhắc đến xảy ra vào ngày 18 tháng 1 năm 1654. Khi đó, một quyết định mang tính bước ngoặt nhằm thống nhất các vùng lãnh thổ Ukraine ở bờ Đông sông Dnieper với Nga đã được đưa ra tại vùng Kiev. Một hội đồng đại diện nhân dân, đứng đầu là Hetman Bogdan Khmelnitsky, đã thề trung thành với Sa hoàng Alexey Mikhailovich trước sự chứng kiến của các đại sứ Nga.
“Đây là những bức thư của Bogdan Khmelnitsky, lúc bấy giờ là người kiểm soát quyền lực ở vùng đất Nga mà ngày nay chúng ta gọi là Ukraina. Ông viết thư cho Warszawa yêu cầu bảo đảm quyền của cư dân, và sau khi bị từ chối, ông bắt đầu viết thư cho Matxcơva yêu cầu đặt họ dưới bàn tay mạnh mẽ của Sa hoàng Matxcơva. Đây là bản sao của những tài liệu đó. Tôi sẽ để lại cho bạn làm kỷ niệm. Ở đó có bản dịch tiếng Nga, sau đó bạn có thể dịch sang tiếng Anh.
Về cuộc xung đột hiện nay, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Moscow không bắt đầu cuộc chiến vào năm 2022 mà đang cố gắng ngăn chặn cuộc chiến mà Ukraine đã bắt đầu từ năm 2014. Chiến dịch quân sự ở Ukraine bắt đầu vào ngày 24/2/2022, sau 8 năm Kiev chèn ép người dân Donbass. Nga và Ukraine đã gần chấm dứt tình trạng thù địch trong những ngày đầu của cuộc xung đột. Tuy nhiên, theo vị Tổng thống Nga, sau khi Moscow rút quân khỏi khu vực gần thủ đô Ukraine vào mùa xuân năm 2022, Kiev đã từ bỏ mọi biện pháp ngoại giao, nhượng bộ trước áp lực của phương Tây để chiến đấu với Moscow cho đến phút cuối cùng.
Quan hệ với phương Tây
Tổng thống Putin cũng nói rằng nếu Mỹ muốn chấm dứt xung đột ở Ukraine thì nên ngừng đưa vũ khí tới Kiev. Nếu làm được như vậy thì xung đột sẽ kết thúc trong vòng vài tuần.
Tổng thống Putin cho biết thêm Nga kỳ vọng rằng một khi mọi khác biệt về tư tưởng được loại bỏ, cánh cửa hợp tác với phương Tây sẽ mở ra. Nhưng điều này chưa bao giờ thành hiện thực, và Mỹ cùng các “vệ tinh” của họ ủng hộ chủ nghĩa ly khai và khủng bố ở phía bắc Kavkaz vào những năm 1990 bằng cách cung cấp hỗ trợ về chính trị, thông tin, tài chính và quân sự cho quân nổi dậy. Phương Tây cũng dính líu đến cuộc đảo chính ở Ukraine năm 2014.
Phương Tây do Mỹ dẫn đầu sẽ luôn ủng hộ những ai chống lại Nga
Tổng thống Putin nói rằng ông Zelensky được bầu làm Tổng thống một cách hòa bình, nhưng lại liên minh với những người theo chủ nghĩa phát xít mới và những người theo chủ nghĩa dân tộc sau khi nhậm chức. Ông đưa ra hai lý do cho việc này.
“Thứ nhất, tốt hơn hết là không nên tranh cãi với những người theo chủ nghĩa phát-xít mới và những người theo chủ nghĩa dân tộc, bởi vì những đối tượng này rất hung hãn và rất kích động, họ có thể làm những điều hoàn toàn bất ngờ. Và thứ hai, phương Tây, do Mỹ dẫn đầu, ủng hộ các đối tượng trên và sẽ luôn hỗ trợ những ai chống lại Nga – đi theo họ thì có lợi và an toàn. Vì thế, ông ấy đã giữ lập trường tương tự, mặc dù đã hứa hẹn với người dân của mình là sẽ chấm dứt chiến tranh ở Ukraina. Ông ấy đã lừa dối các cử tri của mình.”
Nga chỉ răn đe NATO
Nga sẽ chỉ tham gia vào một cuộc xung đột quân sự với một quốc gia NATO như Ba Lan hoặc Latvia nếu Nga bị tấn công. Ông tuyên bố, suy đoán rằng Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Ukraine hoặc leo thang xung đột chỉ là những câu chuyện kinh dị nhằm moi thêm tiền từ người nộp thuế ở Mỹ và người nộp thuế ở châu Âu trong cuộc đối đầu với Nga.
“Người ta cứ luôn hăm doạ, ngày mai Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật, ngày mai họ sẽ sử dụng thứ đó, không thì ngày kia. Rồi sao? Đó chỉ đơn giản là câu chuyện khủng khiếp đối với người dân bình thường, nhằm moi thêm tiền từ túi những người đóng thuế ở Mỹ và những người đóng thuế ở châu Âu trong cuộc đối đầu với Nga trên chiến trường Ukraine. Mục tiêu là làm nước Nga suy yếu nhiều nhất.”
Về việc mở rộng NATO
NATO đã hứa sẽ không mở rộng lãnh thổ về phía đông, nhưng đã nhanh chóng phá vỡ lời hứa này bằng cách lôi kéo toàn bộ các nước Đông Âu và vùng Baltic. Khối quân sự do Mỹ đứng đầu hiện có ý định lôi kéo cả Ukraine vào. Ông Putin gọi cách tiếp cận của phương Tây với Ukraine là một sai lầm chính trị lớn. Ông Putin đã hỏi cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton về việc liệu Nga có thể gia nhập NATO hay không, nhưng ông Clinton nói rằng điều đó là không thể. Tuy nhiên, nếu nhà lãnh đạo Mỹ đồng ý, điều đó sẽ mở ra một thời kỳ xích lại gần nhau giữa Moscow và liên minh quân sự này.
“Và hơn nữa, tôi đã nói về điều này một cách công khai, tôi có thể nhắc lại, tại Điện Kremlin với Tổng thống Bill Clinton sắp mãn nhiệm, ngay ở căn phòng bên cạnh, tôi đã nêu một câu hỏi: “Bill, nếu Nga đề nghị gia nhập NATO, ông nghĩ sao, điều đó có khả thi không?” Bất chợt ông ấy nói: “Ngài biết đấy, điều này thật thú vị, tôi nghĩ là có”. Rồi buổi chiều, khi chúng tôi gặp nhau trong bữa tối, ông ấy nói: “Ngài biết không, tôi đã nói chuyện với người của tôi– hoá ra không được, bây giờ chuyện đó là không thể”. Bạn có thể hỏi lại ông ấy, tôi nghĩ Bill cũng sẽ theo dõi cuộc phỏng vấn của chúng ta và xác nhận điều đó”.
'Ai đã cho nổ Nord Stream?’
Khi nhà báo Carlson hỏi ai là người đã làm nổ đường ống dẫn khí đốt dòng chảy phương Bắc nối Nga và Đức qua Biển Baltic, ông Putin ám chỉ Mỹ và các đồng minh của nước này.
“Bạn biết đấy, tôi sẽ không đi sâu vào chi tiết, nhưng trong những trường hợp như vậy người ta luôn nói: hãy tìm xem ai muốn. Nhưng trong trường hợp này, không chỉ cần tìm người muốn mà còn phải tìm người có thể làm được việc đó. Bởi có thể là người muốn thì nhiều nhưng không phải ai cũng có thể lặn xuống đáy biển Baltic và thực hiện vụ nổ. Hai thành tố này cần kết nối: ai muốn và ai có thể.”
Khác với Mỹ, Nga không sợ Trung Quốc
Không giống như Mỹ, Nga không sợ sự trỗi dậy của Trung Quốc. Ông Putin đáp lại ý kiến của nhà báo Carlson rằng BRICS có nguy cơ bị nền kinh tế Trung Quốc thống trị hoàn toàn là một câu chuyện ngớ ngẩn.
“Phương Tây sợ một Trung Quốc hùng mạnh hơn là một nước Nga hùng mạnh, bởi vì ở Nga có 150 triệu người, còn Trung Quốc có một tỷ rưỡi dân, và nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển nhảy vọt - hơn 5% một năm, trước đây thậm chí còn cao hơn. Nhưng như vậy là đủ đối với Trung Quốc. Như Bismarck từng nói: điều quan trọng nhất là tiềm năng. Tiềm năng của Trung Quốc rất to lớn, là nền kinh tế lớn thứ nhất trên thế giới hiện nay, xét về sức mua tương đương và quy mô kinh tế. Trung Quốc đã vượt mặt Mỹ khá lâu và tốc độ tăng trưởng ngày càng nhanh.
Theo ông Putin chính sách đối ngoại của Bắc Kinh là nhằm mục đích tìm kiếm sự thỏa hiệp chứ không phải gây hấn. Ông cũng nói thêm rằng Nga đã đạt kim ngạch thương mại cân bằng với Trung Quốc.
Không thể ngăn cản Elon Musk
Ông Putin cho rằng không ai có thể ngăn cản tỷ phú Elon Musk, người đang thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, bao gồm cả việc cấy chip thần kinh vào não người, đồng thời cho biết thêm rằng cần phải đạt được các thỏa thuận và quy định về công nghệ này. Tổng thống so sánh những thành tựu gần đây về trí tuệ nhân tạo và di truyền học với sự phát triển vũ khí hạt nhân trong thế kỷ 20, giải thích rằng khi các quốc gia trên thế giới bắt đầu nhận thấy mối nguy hiểm, họ đã ký kết các thỏa thuận để điều tiết công nghệ mới.
Thắng lợi truyền thông của Tổng thống Putin
Ở phương Tây, nhiều người không đồng tình về việc nhà báo Mỹ Carlson thực hiện cuộc phỏng vấn này, để Tổng thống Putin có cơ hội được nói lên ý kiến của ông với khán giả Mỹ. Thực ra ông Carlson làm việc này cũng là phục vụ khán giả của ông. Nhiều người Mỹ muốn nghe Tổng thống Putin nêu quan điểm của ông một cách trực tiếp, không bị dẫn dắt, xuyên tạc. Trên tài khoản X của nhà báo Mỹ, cuộc phỏng vấn đã nhận được hơn 60 triệu lượt xem chỉ trong vài giờ. Theo hãng thông tấn xã TASS trích dẫn dữ liệu từ Brand Analytics, Tổng thống Putin và nhà báo Carlson đã trở thành những người dẫn đầu về lượt truy cập trên mạng xã hội. Tạp chí Rolling Stone viết rằng, Tổng thống Vladimir Putin hoàn toàn kiểm soát cuộc trò chuyện và dễ dàng chiếm ưu thế trước một trong những nhà báo nổi tiếng nhất thế giới. Trên mạng xã hội nước ngoài, người dùng mạng đã để lại hàng nghìn bài viết khen ngợi. Còn ở Nga, cuộc phỏng vấn đã được đón nhận một cách hân hoan.
Người Nga rất quan tâm đến cuộc phỏng vấn của Tổng thống Nga Vladimir Putin với người dẫn chương trình Tucker Carlson trên kênh Tucker Carlson Network của ông. Cuộc phỏng vấn được phát hành vào đêm khuya lúc 2 giờ sáng theo giờ Moscow, nhưng hầu hết mọi người đều biết về cuộc phỏng vấn và một số thậm chí còn cho biết họ đã xem toàn bộ cuộc phỏng vấn.
Cuộc phỏng vấn đã trở thành tin tức hàng đầu trên các kênh truyền hình lớn nhất của Nga và được đưa tin rộng rãi. Một trong những kênh thậm chí còn đặt đồng hồ đếm ngược cho đến khi bắt đầu cuộc phỏng vấn. Đây là lần đầu tiên Tổng thống Nga nói chuyện với một cơ quan truyền thông Mỹ kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Điện Kremlin cho biết ông Putin đồng ý trả lời phỏng vấn Carlson vì cách tiếp cận của cựu người dẫn chương trình Fox News khác với cách đưa tin "một chiều" về xung đột Ukraine của nhiều hãng tin phương Tây. Về phần mình, Carlson cho biết phần lớn phương tiện truyền thông phương Tây đưa tin về cuộc xung đột đều nghiêng về Kiev và không muốn nghe từ phía Nga.
Nhà báo nổi tiếng người Nga Dmitry Kiselyov đã gửi yêu cầu tới Nhà Trắng để phỏng vấn Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ông lập luận rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nêu một “tấm gương xứng đáng” khi phát biểu với khán giả Mỹ trong cuộc phỏng vấn với nhà báo Mỹ Tucker Carlson. Trong một bức thư ngày 15/2 gửi Thư ký Báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre, nhà báo Kiselyov nói rằng người Nga sẽ đánh giá cao cơ hội được nghe quan điểm của Tổng thống Biden về “cách ổn định tình hình quốc tế, khôi phục lòng tin và đổi mới hợp tác giữa Mỹ Nga” trong bối cảnh khủng hoảng trong quan hệ giữa hai cường quốc. Chắc chắn đông đảo khán giả thế giới mong được theo dõi một cuộc phỏng vấn thẳng thắn tương tự từ phía Tổng thống Mỹ.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Việc kiểm soát biên giới và xử lý người nhập cư bất hợp pháp đã trở thành trọng tâm trong suốt chiến dịch tranh cử vào Nhà Trắng của Tổng thống đắc cử Donald Trump. Ngay sau khi chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống, ông đã bắt tay vào thực hiện kế hoạch. Bước đầu tiên là ông đề cử những nhân vật có quan điểm cứng rắn về nhập cư vào các vị trí chủ chốt trong nội các mới của mình.
Ngày 21/11, Thủ tướng Israel, ông Benjamin Netanyahu đã lên án quyết định của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt giữ ông và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant với cáo buộc tội ác chiến tranh ở Gaza, cho rằng đây là quyết định "chống Do Thái".
Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) vừa bế mạc tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil). Một trong những nội dung thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận tại Hội nghị thượng đỉnh G20 lần này chính là vấn đề chống đói nghèo và bất bình đẳng.
Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) diễn ra tại Azerbaijan được coi là Hội nghị tài chính khí hậu vì các quốc gia đặt ra mục tiêu sau 10 năm nữa, nguồn tài chính khí hậu phải đạt ít nhất là 1.000 tỷ USD mỗi năm.
Ngoài vấn đề tài chính khí hậu, chuyển đổi năng lượng sạch toàn cầu là một vấn đề đang thu hút sự quan tâm của dư luận tại Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đang diễn ra ở Azerbaijan. Đa phần ý kiến tại hội nghị COP29 đều ủng hộ chuyển đổi năng lượng sạch, song cần lộ trình chuyển đổi rõ ràng để đảm bảo phát triển bền vững.
Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã chính thức bước sang ngày thứ 1.000 vào hôm nay, 19/11/2024. Ukraine đang đối mặt với một mùa đông nữa, khi các cơ sở năng lượng bị phá hủy nghiêm trọng, lượng dự trữ đạn dược ngày càng cạn kiệt.
Xung đột Nga - Ukraine bước vào một bước ngoặt mới khi Tổng thống Mỹ Joe Biden được cho là đã cho phép Kiev dùng vũ khí viện trợ tầm xa để tấn công sâu vào Nga.
Năm 2024, thế giới đang chứng kiến sự gia tăng đáng lo ngại về ô nhiễm bầu khí quyển, lượng khí CO2 trong bầu khí quyển tăng cao kỷ lục, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vì vậy, tìm hiểu nguyên nhân và các giải pháp khắc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường không khí có một ý nghĩa rất quan trọng.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024 quy tụ khoảng 20.000 đại biểu đến từ 21 nền kinh tế thành viên trên khắp châu Á, Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Với chủ đề năm APEC 2024 là “Trao quyền, Bao trùm, Tăng trưởng”, nước chủ nhà Peru kỳ vọng thông qua các Hội nghị lần này thúc đẩy sự thịnh vượng lớn hơn trong khu vực.
Việc ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ được dư luận quốc tế nhìn nhận như một thách thức mới cho quan hệ Mỹ - Trung, vốn đã trải qua nhiều sóng gió trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump.
Trong bối cảnh các thảm họa thiên nhiên gia tăng nhanh chóng và lượng khí nhà kính đang ở mức cao nhất mọi thời đại, Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu lần thứ 29 của Liên hợp quốc (COP29) được kỳ vọng sẽ thúc đẩy các hành động bảo vệ môi trường mạnh mẽ hơn trên toàn cầu.
Ngày 14/11, Ngoại trưởng Iran Abbas Araghzi đã gặp Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi tại Tehran để thảo luận chi tiết về chương trình hạt nhân của Iran trong bối cảnh diễn biến quốc tế bị chi phối bởi việc cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump sắp trở lại Nhà Trắng.
Việc ông Donald Trump đắc cử tổng thống được dự đoán sẽ tác động đến chính trị toàn cầu, đặc biệt là đối với Trung Đông. Câu hỏi đặt ra là liệu chính quyền sắp tới của ông Donald Trump có thể tháo ngòi nổ Trung Đông và lập lại hòa bình trong khu vực?
Theo nhận định của giới chuyên gia, nguyên nhân khiến giá đồng Bitcoin tăng chóng mặt là do các nhà đầu tư mong đợi về một môi trường tài chính cởi mở hơn với tiền kỹ thuật số dưới thời Tổng thống Donald Trump.
Chiến thắng áp đảo của Tổng thống đắc cử Donald Trump đánh dấu một chiến thắng lớn cho tỷ phú Elon Musk, người đã chi ít nhất 119 triệu đô la cho một nhóm ủng hộ ứng viên của Đảng Cộng hòa.
Liên minh cầm quyền tại Đức đã sụp đổ, kinh tế trì trệ, cùng với căng thẳng địa chính trị và áp lực bên ngoài có thể đẩy nền kinh tế lớn nhất châu Âu vào giai đoạn bất ổn. Nước Đức đang ở thời điểm bước ngoặt cho những cải cách và đổi mới để mạnh mẽ vươn lên.
Trong gần ba năm diễn ra xung đột Nga - Ukraine, Mỹ và các đồng minh châu Âu đã cung cấp hàng chục tỷ USD viện trợ quân sự và nhân đạo cho Ukraine và luôn khẳng định rằng sẽ sát cánh cùng Kiev cho đến chừng nào có thể. Tuy nhiên, sự trở lại của cựu Tổng thống Donald Trump khiến nhiều người đặt câu hỏi ông sẽ giải quyết cuộc xung đột Nga - Ukraine như thế nào?
Trung Quốc là điểm dừng chân đầu tiên ở nước ngoài của Tổng thống Indonesia kể từ khi nhậm chức cách đây ba tuần. Trong cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình tại Bắc Kinh vào thứ Bảy, ông cam kết duy trì quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc.
Du lịch được xác định là ngành mũi nhọn, đóng góp lớn cho nhiều nền kinh tế trên thế giới. Tuy nhiên, làm thế nào để phát triển du lịch mà không làm ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên và cuộc sống của người dân địa phương là điều cần được chú trọng. Nhiều quốc gia đã nhận thấy rằng, gắn phát triển du lịch với bảo tồn và hài hòa lợi ích của người dân là yêu cầu cấp thiết hiện nay để có thể phát triển một nền du lịch bền vững.
Thủ tướng Israel Netanyahu mới đây đã sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant, cho thấy mức độ chia rẽ nghiêm trọng trong nội các Israel. Động thái này cũng khiến cho những hy vọng về việc đạt được một lệnh ngừng bắn với Hamas và đưa các con tin trở về nhà ngày càng xa vời.
Chỉ một ngày sau khi ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hôm 5/11, các nhà lãnh đạo châu Âu đã nhóm họp tại Budapest, Hungary, để bàn về đối sách với nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Trump.
Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua đã đưa ông trở lại Nhà Trắng, nhưng cả đồng minh và những người chỉ trích ông đều nói rằng nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông sẽ rất khác biệt so với lần đầu tiên.
Cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 của Mỹ đã kết thúc nhanh chóng và ít kịch tính hơn nhiều so với diễn biến chiến dịch tranh cử suốt mấy tháng qua. Donald Trump đã giành chiến thắng áp đảo với 312 phiếu đại cử tri. Đâu là lý do làm nên chiến thắng vang dội của ông Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng lần này?
Israel tuyên bố chấm dứt hợp tác với Cơ quan Cứu trợ và Việc làm của Liên hợp quốc dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA). Động thái được cho là sẽ làm trầm trọng thêm tình hình nhân đạo vốn đã rất tồi tệ ở Dải Gaza nói riêng và nhiều khu vực khác ở Trung Đông nói chung.
Tổng thống Hàn Quốc ông Yoon Suk-yeol cho biết Hàn Quốc không loại trừ khả năng trực tiếp cung cấp vũ khí cho Ukraine, sau khi Triều Tiên triển khai quân đội hỗ trợ cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine.
Ông Trump là Tổng thống thứ hai trong lịch sử nước Mỹ phục vụ các nhiệm kỳ không liên tiếp. Người đầu tiên từng làm được điều này là ông Grover Cleveland, với hai nhiệm kỳ tại Nhà Trắng từ năm 1885 - 1889 và 1893 - 1897. Trong hơn hai thế kỷ qua, Mỹ đã trải qua 46 đời Tổng thống với những điều đặc biệt, kỳ lạ và thú vị.
Donald Trump bắt đầu trở lại sự nghiệp chính trị của mình khi nhiều người trong chính đảng của ông muốn ông ra đi.
Kết quả cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 tại Mỹ đã ngã ngũ, với việc ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa giành chiến thắng.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu vừa sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant sau nhiều tháng xung đột về chính trị trong nước và các cuộc chiến tranh của Israel.
Kamala Harris được dự đoán trở thành người kế nhiệm của đảng Dân chủ sau tuyên bố rút lui của ông Joe Biden trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Bà là người phụ nữ da màu gốc Á đầu tiên lên làm Phó Tổng thống. Với sự ủng hộ của ông Biden hiện tại, bất chấp những rào cản vô hình, Harris có tiềm năng trở thành nữ Tổng thống đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ.
Các mối đe dọa can thiệp vào chính trường Mỹ trước cuộc bầu cử đang gia tăng cả về cường độ và mức độ, đúng như dự báo của các quan chức tình báo và các nhà phân tích an ninh. Các quan chức an ninh quốc gia Mỹ cảnh báo rằng các mối đe dọa này tiềm ẩn nguy cơ kích động các cuộc biểu tình bạo lực sau ngày bầu cử 5/11.
Trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, người nhập cư tại Mỹ và những người di cư đang muốn vào Mỹ đều có những lo lắng riêng về kịch bản có thể xảy ra nếu ông Trump hay bà Harris đắc cử.
Tập đoàn McDonald's sở hữu chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh đa quốc gia lớn nhất thế giới đang phải đối mặt với vụ bê bối tồi tệ sau vụ viêc một món ăn phổ biến nhất trong thực đơn của McDonald's nhiễm vi khuẩn E.coli khiến 1 người thiệt mạng, 90 người nhiễm khuẩn.
Một trong những điểm yếu lớn nhất của Tổng thống thứ 46 của Mỹ là "không có khả năng quảng bá những thành tựu của mình". Nhưng các nhà sử học "có thể vẫn công tâm và đánh giá cao ông về sự phục hồi kinh tế hậu Covid".
Báo chí Mỹ mới đây đưa tin Iran đang chuẩn bị tấn công Israel, có thể là trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào ngày 5/11, nhằm trả đũa vụ Israel tiến hành chiến dịch không kích quy mô lớn nhằm vào hàng loạt mục tiêu quân sự của Iran hôm 26/10.
Vài ngày trước khi diễn ra bầu cử tổng thống Mỹ, cuộc so găng giữa ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump và ứng cử viên đảng Dân chủ Kamala Harris vẫn hết sức gay cấn. Hầu hết, các chuyên gia nhận định đây là cuộc bầu cử khó dự đoán nhất lịch sử nước Mỹ, mọi kịch bản sẽ không loại trừ trong cuộc bỏ phiếu ngày 5/11 tới.
Gần 200 người đã thiệt mạng trong trận lũ quét ở vùng Valencia, miền Đông Tây Ban Nha. Trận lũ lụt chết người nhất ở Tây Ban Nha trong nhiều thập kỷ là một lời nhắc nhở đau thương rằng châu Âu chưa chuẩn bị đối phó với hậu quả của bầu khí quyển quá nóng.
Cuộc bầu cử Quốc hội Gruzia đã kết thúc với chiến thắng thuyết phục thuộc về đảng Giấc mơ Gruzia cầm quyền. Phe đối lập dựa vào sự ủng hộ của bên ngoài, không công nhận kết quả bầu cử và cố gắng tìm cách lật ngược kết quả thông qua các cuộc biểu tình và khiêu khích sử dụng vũ lực. Những diễn biến này giống với những cuộc cách mạng màu của những năm trước.
Ngày 31/10, Triều Tiên xác nhận đã phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM). Đây là vụ phóng thử ICBM đầu tiên sau gần một năm, cho thấy khả năng tấn công hạt nhân tầm xa tiềm tàng của nước này.
Từ một tỉ phú, ngôi sao truyền hình, ngày 20/1/2017, ông Donald Trump đã chính thức tuyên thệ nhậm chức, trở thành tổng thống thứ 45 của nước Mỹ. Trong nhiệm kỳ 4 năm của mình, ông trở thành vị Tổng thống gây nhiều tranh cãi. Dù sẽ còn mất nhiều năm lẫn nhiều giấy mực để các nhà sử học và báo chí nhận định về nhiệm kỳ của ông, nhưng những dấu ấn mà ông tạo ra có lẽ sẽ còn lưu lại rất lâu.
Trong bối cảnh rủi ro địa chính trị gia tăng mạnh tại khu vực Trung Đông, các nhà phân tích cảnh báo hậu quả kinh tế của kịch bản xung đột lan rộng là rất nghiêm trọng.
Trong chặng đua nước rút vào Nhà Trắng, hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ Kamala Harris và Donald Trump tích cực tiến hành các cuộc vận động ở các bang quan trọng, hay còn gọi là bang chiến địa. Đặc biệt, một nhóm đối tượng cử tri mà cả hai ứng cử viên đều muốn hướng tới là cử tri da màu.
Ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa Mỹ Donald Trump cam kết thúc đẩy một kế hoạch kinh tế đầy tham vọng với trọng tâm là áp dụng mức thuế quan toàn diện đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ. Tờ Wall Street Journal nhận định, nhiệm kỳ thứ hai của chính trị gia 78 tuổi này ở Nhà Trắng sẽ khiến mức thuế quan của Mỹ lên cao nhất lịch sử và thương mại toàn cầu sẽ thay đổi một cách căn bản.
Có thể có nhiều lời giải thích cho thất bại của ông Trump, nhưng có một số nguyên nhân đã trở nên rõ ràng.
Trong những ngày cuối cùng của chiến dịch chạy đua vào Nhà Trắng 2024, hai ứng viên Tổng thống Mỹ là cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris đang nỗ lực không ngừng để giành được lá phiếu tại các bang chiến địa. Đây được xem là mùa bầu cử kịch tính nhất trong lịch sử hiện đại nước Mỹ với kết quả được dự báo sẽ rất sít sao giữa hai ứng cử viên.
Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền của Thủ tướng Shigeru Ishiba và đối tác liên minh Komeito đã mất đa số ngế tại Hạ viện trong cuộc bầu cử hôm 27/10. Điều này sẽ dẫn đến cuộc cạnh tranh kéo dài, đồng thời cũng dẫn đến sự chia sẻ quyền lực gây bất ổn trong Chính phủ Nhật Bản.
0