Rắc rối liên tục bủa vây Boeing, cơ hội cho ai?

Chỉ trong ba tháng đầu năm 2024, hàng loạt sự cố liên tiếp xảy ra với Boeing, hãng sản xuất máy bay hàng đầu nước Mỹ - Boeing, như bung tấm bịt cửa giữa trời, phát hiện sai phạm trong quá trình giám sát quản lý chất lượng, cháy động cơ và ngừng hoạt động trên không. Loạt sự cố không chỉ khiến Boeing bị khủng hoảng mà còn đe dọa gây ra các tác động sâu rộng lên toàn ngành hàng không Mỹ.

Boeing liên tiếp vướng sự cố      

Đối với Boeing, năm 2024 dường như không thể tệ hơn khi hãng này liên tục vướng phải rắc rối. Hôm 15/3, một máy bay Boeing 737-800 của hãng hàng không United Airlines (Mỹ) đã mất một mảng lớn phần vỏ ngoài, sau khi hạ cánh an toàn tại sân bay quốc tế Rogue Valley Medford ở bang Oregon, Tây Bắc nước này.

Trước đó chỉ vài ngày, một chiếc Boeing 787 Dreamliner của hãng hàng không LATAM Airlines (Chile) trên đường từ thành phố Sydney (Australia) đến thành phố Auckland (New Zealand) đột ngột hạ độ cao khi đang ở giữa hành trình, khiến hành khách một phen kinh hoàng, hàng chục người bị thương.

Boeing liên tiếp vướng sự cố.

Sau đó, cơ trưởng của chuyến bay cho biết sự cố xảy ra do ông bị mất kiểm soát máy bay tạm thời, trong khi hãng hàng không LATAM giải thích nguyên nhân là do sự cố kỹ thuật, dẫn tới “sự rung lắc mạnh” trên không và khiến máy bay bị giảm độ cao đột ngột. Nguyên nhân chính xác của vụ việc đang chờ điều tra làm rõ. Rắc rối này một lần nữa thổi bùng lên cuộc khủng hoảng truyền thông về vấn đề quản lý chất lượng mà Boeing đang phải đối mặt.

Boeing nhận chuỗi tin xấu ồ ạt bắt đầu từ tuần đầu tiên của năm 2024, khi tấm bịt cửa trên máy bay Boeing 737 MAX 9 của hãng hàng không Alaska Airlines bị bung giữa không trung ngay sau khi cất cánh từ thành phố Portland, bang Oregon (Mỹ). Cuộc điều tra sơ bộ của các cơ quan liên bang Mỹ cho thấy Boeing có thể đã không lắp các bu lông vào nút chặn cửa, vốn được thiết kế để ngăn bộ phận này rơi khỏi máy bay. Sự cố này đã dẫn đến việc một số máy bay dòng 737 Max bị đình chỉ hoạt động tạm thời trên nước Mỹ, kéo theo đó là các phiên điều trần quốc hội, sự chậm trễ trong sản xuất và giao hàng, cùng nhiều cuộc điều tra liên bang, bao gồm cả điều tra hình sự.

Boing bị điều tra sau khi máy bay hãng này sản xuất liên tục gặp sự cố

Tin xấu với Boeing vẫn chưa dừng lại. Vào tháng 2, các phi công trên chiếc Boeing 737 Max của hãng United Airlines báo cáo rằng bộ điều khiển chuyến bay bị kẹt khi hạ cánh ở thành phố Newark, bang New Jersey. Hai tuần trước, Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) cũng cảnh báo thiết bị làm tan băng trên các mẫu 737 Max và 787 Dreamliner có thể khiến động cơ mất lực đẩy, gây mất an toàn. Tiếp đến, vào tuần trước, Ủy ban An toàn Giao thông Mỹ cho biết Boeing vẫn chưa cung cấp hồ sơ ghi lại các bước thực hiện trên dây chuyền lắp ráp để thay thế chốt cắm cửa trên dòng máy bay 737 MAX 9 của Alaska Airlines. Lí do Boeing đưa ra là những hồ sơ đó không thực sự tồn tại.

Giấy tờ không phải là vấn đề lớn nhất. Điều thực sự quan trọng là Boeing phải liên tục theo dõi quy trình sản xuất một cách phù hợp và hiệu quả

Ông Mike Whitaker, quan chức Cục Hàng không liên bang Mỹ

Cơ quan Hàng không liên bang Mỹ (FAA) đã cho Boeing 90 ngày để đưa ra kế hoạch giải quyết các vấn đề kiểm soát chất lượng và yêu cầu Boeing phải cam kết cải tiến thực sự và sâu sắc. Bộ trưởng Giao thông Mỹ Pete Buttigieg từ chối cho biết khi nào FAA có thể cho phép các máy bay tiếp tục hoạt động, nhưng nhấn mạnh Boeing phải đảm bảo máy bay của họ an toàn 100%.

Các hãng hàng không Mỹ thu hẹp quy mô hoạt động

Sau loạt tin tức về các sự cố gần đây, cổ phiếu của Boeing đã liên tục giảm và được xem là cổ phiếu có thành tích tệ thứ hai trong chỉ số chứng khoán S&P 500. Boeing được dự đoán sẽ mất thêm hàng tỷ USD chi phí dàn xếp các vụ kiện tụng, bồi thường và tổn thất kinh doanh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, giá cổ phiếu sụt giảm không tồi tệ bằng việc đánh mất niềm tin của các đối tác, cơ quan quản lý và hành khách.

Chuỗi sự cố đã khiến nhà sản xuất máy bay Boeing bị Cục Hàng không liên bang và Bộ Tư pháp Mỹ theo dõi gắt gao, đồng thời phải giảm quy mô sản xuất dòng máy bay thân hẹp 737 MAX chủ lực của họ. Trước tình hình này, nhiều hãng hàng không Mỹ và các nước đã phải điều chỉnh kế hoạch kinh doanh trong năm 2024 để đối phó với nguy cơ thiếu hụt phương tiện.

Loạt sự cố dẫn đến giảm quy mô sản xuất dòng máy bay thân hẹp 737 MAX chủ lực của hãng Boeing.

Boeing cho biết hãng chỉ giao được 17 chiếc 737 MAX trong tháng 2, ít hơn 8 chiếc so với hồi tháng 1, bằng một nửa so với hai tháng cuối năm 2023 và kém xa chỉ tiêu sản xuất 38 chiếc/tháng trong năm 2024.

Là hãng hàng không chỉ khai thác máy bay Boeing, Southwest Airlines (Mỹ) chịu thiệt hại nặng nề. Hôm 12/3, hãng này tuyên bố sẽ cắt số chuyến bay và thẩm định lại dự báo tài chính của mình, với lí do nhận ít máy bay Boeing hơn kế hoạch. Lẽ ra hãng này sẽ nhận 79 máy bay 737 MAX trong năm 2024, song các diễn biến gần đây đã giảm con số này xuống 46. Hãng này cũng sẽ giảm một nửa chỉ tiêu tuyển phi công, 60% chỉ tiêu tuyển tiếp viên, nhằm giảm chi phí vận hành.

Hãng United Airlines ra thông báo hủy kế hoạch tuyển phi công trong hai tháng. Vì không chắc lô máy bay dòng MAX-10 sẽ được Boeing hoàn thành trong thời gian tới, United Airlines đã chuyển sang nghiên cứu phương án đặt mua máy bay từ Airbus - đối thủ chính của Boeing.

Hãng Alaska Airlines cũng thừa nhận kế hoạch năm 2024 của họ đang bị ảnh hưởng nặng nề vì không rõ tiến độ giao máy bay của Boeing. Việc cấm bay ba tuần đội bay 737 MAX-9 để kiểm tra chất lượng máy bay sau sự cố bung cửa trên không hôm 5/1 cũng khiến hãng này thiệt hại ít nhất 150 triệu USD.

Etihad Airways cho biết việc Boing chậm trễ giao máy bay phản lực đang cản trở kế hoạch phát triển mạng lưới của hãng.

Etihad Airways, hãng hàng không quốc gia Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, cho biết việc Boing chậm trễ giao máy bay phản lực đang cản trở kế hoạch phát triển mạng lưới của hãng. Etihad Airways đã nhận ba chiếc Boeing 787-9 Dreamliners mới vào tháng 2, muộn hơn 8 tháng so với ngày bàn giao dự kiến là tháng 6 năm 2023.

Cơ quan quản lý hàng không của Trung Quốc đã tạm thời dừng vô thời hạn quá trình khởi động lại việc đặt mua máy bay B737 Max cho quốc gia này.

Ngược lại, một số hãng vẫn lạc quan rằng Boeing sẽ sớm trở lại. Hồi đầu tháng, hãng American Airlines đã đặt mua 85 máy bay MAX-10, khẳng định đây là động thái thể hiện niềm tin của hãng này rằng Boeing sẽ hoàn thành lô hàng trên trong năm 2028. Hãng hàng không này để điều khoản mở cho phép họ chuyển sang mua máy bay Airbus và đổi loại máy bay 737 MAX nếu có vấn đề phát sinh.

Boeing thất thế, cơ hội cho các đối thủ 

Trong suốt nhiều năm qua, Boeing và Airbus vẫn luôn là đối thủ cạnh tranh đáng gờm trên bầu trời, chi phối gần như độc quyền ngành hàng không thế giới. Tuy nhiên, loạt sự cố liên tiếp thời gian gần đây có nguy cơ khiến “người khổng lồ” của ngành sản xuất máy bay Mỹ ngày càng thất thế so với đối thủ châu Âu. Tính từ đầu năm đến nay, giá cổ phiếu của Boeing đã giảm khoảng 29%, khiến mức vốn hóa của hãng này "bốc hơi" 45 tỷ USD, hiện chỉ còn 112,4 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với mức định giá 137,2 tỷ USD của Airbus.

Trong khi Boeing loay hoay với bài toán trì trệ sản xuất và các vụ kiện tụng, thì Airbus đã nhanh chóng tận dụng cơ hội, vượt lên dẫn trước với doanh số bán hàng mạnh mẽ. Năm 2023, Airbus đã củng cố vị thế là hãng chế tạo máy bay lớn nhất thế giới năm thứ 5 liên tiếp. Năm 2024, hãng cũng được dự báo sẽ giao nhiều máy bay hơn và nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn so với Boeing.

Boeing thất thế, cơ hội cho Airbus.

Mức vốn hóa Boeing luôn lớn hơn Airbus kể từ khi Airbus lên sàn chứng khoán vào tháng 7/2000. Tuy nhiên, điều đó đã đảo ngược từ giữa năm 2022, sau những sự cố đáng thất vọng từ nhà sản xuất máy bay Mỹ. Ngày càng nhiều hãng hàng không lựa chọn Airbus thay vì Boeing. Hãng hàng không Delta Airlines vừa mua thêm của Airbus 30 chiếc máy bay A321. Một số hãng hàng không khác cũng đang chuyển hướng sang  mua máy bay của hãng này.

Số lượng máy bay được giao của Boeing cũng ít hơn nhiều so với Airbus trong hai tháng đầu năm nay. Trong khi Boeing chỉ bàn giao 54 máy bay thì Airbus đã vượt lên dẫn trước đối thủ, giao 79 máy bay. Số đơn đặt hàng mới cũng tương tự. Boeing tuần này thông báo nhận 15 đơn hàng máy bay thương mại trong tháng 2, tăng so với ba đơn hàng của tháng 1. Tuy nhiên, trừ đi số các đơn bị hủy, đơn ròng của Boeing trong hai tháng đầu năm nay bằng không. Còn Airbus tiếp tục gặt hái thành công với dòng máy bay A320 nổi tiếng với các chuyến bay ngắn và dòng máy bay A350 dành cho các đường bay dài. Airbus đã liên tiếp ký các hợp đồng lớn với các hãng hàng không của Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ.

Những gì từng là sự độc quyền của ngành hàng không đã thay đổi. Airbus giờ chiếm 2/3 thị phần, còn Boeing là 1/3. Rất nhiều người, dù là nhà đầu tư, nhà tài trợ hay khách hàng, đang nhìn về phía Airbus.

Ông Richard Aboulafia, Giám đốc điều hành Công ty Aerodynamic Advisor (Mỹ)

Tuy nhiên, một số chuyên gia lo ngại, sự vươn lên mạnh mẽ của Airbus và sự thất thế của Boeing có thể tạo ra nút thắt lớn trong ngành hàng không. Cuộc cạnh tranh xuyên Đại Tây Dương kéo dài 5 thập kỷ giữa Boeing và Airbus lâu nay được xem là nền tảng cho sự bùng nổ về số lượng khách bay, dẫn đến những đổi mới giúp giảm chi phí bay và mang du lịch đến gần hơn với công chúng. Do đó, thế giới cần sự mạnh mẽ của cả Boeing và Airbus. Đây là yếu tố sống còn cho sức khỏe của ngành hàng không thế giới.

Những khó khăn của Boeing đã làm khơi dậy cuộc tranh luận về việc liệu những đối thủ cạnh tranh mới có đủ sức thách thức thế độc quyền lâu dài giữa hãng sản xuất Mỹ và châu Âu hay không. Một đối thủ tiềm năng đã được nhắc đến từ lâu là Comac, một hãng sản xuất máy bay Trung Quốc. Comac mới đây đã ra mắt dòng máy bay chở khách thân hẹp C919 và đã được cấp phép đưa vào khai thác tại thị trường nội địa. Comac được kỳ vọng sẽ chiếm lĩnh được một phần thị trường hàng không thương mại toàn cầu, khi đang xin các cơ quan quản lý quốc tế cấp phép. Hiện COMAC đang hợp tác phát triển máy bay thân rộng CR929 với Nga.

Comac được kỳ vọng sẽ chiếm lĩnh được một phần thị trường hàng không thương mại toàn cầu.

Bên cạnh Comac, còn những đối thủ tiềm năng khác. Chẳng hạn như tập đoàn hàng không vũ trụ và quốc phòng Brazil là Embraer có thể được khuyến khích tham gia vào thị trường hàng không dân dụng. Embraer là nhà sản xuất máy bay lên tới 120 chỗ ngồi dành cho các chuyến bay ngắn hàng đầu trong khu vực. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng Embraer sẽ thận trọng trong việc đối đầu với hai gã khổng lồ của ngành hàng không.

Về phía Boeing, một số chuyên gia hàng không cho rằng cách duy nhất để tập đoàn lấy lại thị phần là tung ra loại máy bay một lối đi mới. Tuy nhiên, Boeing cho biết họ không có kế hoạch phát triển sản phẩm mới cho đến giữa những năm 2030 vì họ tin rằng các mẫu mới sẽ không đạt đủ mức tiết kiệm nhiên liệu mong muốn. Tờ Bloomberg Intelligence thì nhận định kế hoạch của hãng nhằm mua lại nhà cung cấp và công ty đối tác Spirit AeroSystems có thể nâng cao và kiểm soát chất lượng, đồng thời tạo điều kiện cải thiện tốc độ sản xuất, qua đó thúc đẩy lợi nhuận và dòng tiền.

Boeing là tập đoàn có ảnh hưởng đặc biệt đối với nền kinh tế Mỹ, vì đây là một trong những nhà xuất khẩu lớn nhất đất nước, có tác động mạnh nhất tới chỉ số công nghiệp Dow Jones, được xem như thước đo sức khỏe nền kinh tế. Ở thời điểm hiện tại, Boeing được cho là có thể trông đợi vào việc các hãng hàng không đang cần máy bay khi nhu cầu đi lại tiếp tục tăng lên, trong khi Airbus đã kín đơn đặt hàng cho đến năm 2030. Đây chính là cơ hội để Boeing giành lấy các đơn đặt hàng và xoay sở vượt qua thời kỳ khó khăn.

Về lâu dài, giới phân tích cho rằng, những khó khăn của Boeing có thể khắc phục được nhờ những nỗ lực hợp lý hóa sản xuất, giải quyết các vấn đề về chất lượng và xây dựng lại niềm tin của khách hàng, tạo cơ hội cho hãng phục hồi và tái khẳng định tên tuổi trên thị trường.

User
Ý KIẾN

Chuyến công du nước ngoài đầu tiên trong năm nay của Chủ tịch Tập Cận Bình là một phần trong nỗ lực đảo ngược chính sách cứng rắn của Liên minh châu Âu (EU) về giảm rủi ro từ Trung Quốc, đặc biệt giữa lúc căng thẳng thương mại giữa hai bên chưa giảm. Chuyến thăm được kỳ vọng sẽ củng cố quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung Quốc – châu Âu.

Những ưu tiên chính sách của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong nhiệm kỳ mới gồm tiếp tục thúc đẩy kinh tế Nga phát triển vượt bậc trở thành một trong 4 nền kinh tế lớn nhất thế giới, cải thiện đời sống của người dân, hoàn thành các mục tiêu của chiến dịch quân sự đặc biệt và thắt chặt hơn nữa quan hệ với Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia đang phát triển.

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng đã có cuộc trao đổi với Đài Hà Nội về ý nghĩa của thắng lợi vĩ đại này. Một thắng lợi mà ông cho rằng có thể xem như hình mẫu của chiến tranh nhân dân, hình mẫu của việc huy động sức mạnh toàn dân tộc.

Trong cuộc họp đầu tháng 5, Cục dự trữ liên bang Mỹ FED đã quyết định tiếp tục giữ nguyên lãi suất cơ bản hiện nay ở mức từ 5,25 đến 5,5% để kiềm chế lạm phát. Việc FED duy trì mức lãi suất cao khiến đồng USD tăng giá và gây ra nhiều tác động đến nền kinh tế của Mỹ cũng như toàn cầu.

Trí tuệ nhân tạo đã xuất hiện trong nhiều thập kỷ, nhưng năm 2024 được đánh giá là năm hứa hẹn mở ra một loạt tiến bộ đột phá trong phát minh robot AI thế hệ mới.

Các cuộc biểu tình diễn ra tại hàng chục trường đại học từ bờ Đông đến bờ Tây của nước Mỹ. Làn sóng biểu tình của sinh viên trên khắp nước Mỹ đã làm nổ ra các cuộc tranh luận về quyền tự do ngôn luận, chủ nghĩa bài Do Thái và xung đột Israel - Palestine.

Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine mới đây cho biết, binh sĩ dưới quyền của ông đang trong tình thế cam go khi Nga đẩy mạnh tiến công để tận dụng lợi thế. Trong khi đó gói viện trợ quân sự mới của Mỹ vẫn chưa tới tay Ukraine vì vậy phòng tuyến của Ukraine đã bị Nga xuyên thủng.

Nhiều quốc gia đã đẩy mạnh phát triển các nguồn năng lượng sạch. Trong đó, Mỹ, Trung Quốc và Australia là những quốc gia đang nỗ lực đầu tư để thúc đẩy các sáng kiến chống biến đổi khí hậu và sản xuất năng lượng sạch.

Nhu cầu xe điện toàn cầu chứng kiến sự giảm tốc rõ rệt thời gian gần đây. Theo các số liệu thống kê mới nhất, trong quý đầu tiên của năm 2024, thị phần xe thuần điện giảm mạnh, ngay cả tại những thị trường lớn nhất. Cùng với đó, gã khổng lồ xe điện Mỹ là Tesla cùng nhiều nhà sản xuất xe điện lớn khác đều ghi nhận mức giảm doanh số kỷ lục trong quý 1 vừa qua. Điều này khiến nhiều người phải đặt ra câu hỏi, liệu thời kỳ hoàng kim của xe điện có phải đã qua?

Nhiều nước châu Á đang chứng kiến tình trạng nắng nóng gay gắt kéo dài, với nền nhiệt nhiều nơi lên tới hơn 50 độ C. Báo The Guardian (Anh) dẫn đánh giá của các chuyên gia khí hậu cho rằng, đợt nắng nóng khắc nghiệt hiện nay là “sóng nhiệt tháng 4 tồi tệ nhất trong lịch sử châu Á”. Tình hình nắng nóng được dự báo sẽ tiếp diễn phức tạp và nghiêm trọng, khi các nhà khoa học thậm chí còn chưa thể đưa ra dự đoán về ngày kết thúc chuỗi đợt nắng nóng kỷ lục này.

Kể từ đầu năm 2023 đến nay, hơn 54% diện tích rạn san hô trên thế giới đã bị tẩy trắng, ảnh hưởng đến ít nhất 54 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm các khu vực rộng lớn ở Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Nhiều chuyên gia quan ngại đây có thể là thời kỳ tẩy trắng tồi tệ nhất được ghi nhận trong lịch sử.

Bất chấp sự chỉ trích mạnh mẽ của Mỹ - đồng minh thân cận, quân đội Israel đang chuẩn bị cho kế hoạch tấn công trên bộ vào thành phố Rafah ở miền Nam Gaza, nơi Israel cho là thành trì cuối cùng của lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Năm vừa qua, thế giới đã chi khoảng 2.440 tỷ USD cho mục đích quân sự, số tiền cao nhất từng có. Con số này tăng 6,8% so với năm 2022, tỷ lệ tăng cao nhất kể từ năm 2009. Theo đó, chi tiêu quân sự năm 2023 chiếm 2,3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, tăng so với mức 2,2% của năm 2022. Có thể thấy, chừng nào những bất ổn về địa chính trị hiện nay chưa được giải quyết thì xu hướng tăng chi tiêu quốc phòng trên thế giới vẫn tiếp tục duy trì.

Châu Á sẽ đóng một vai trò quan trọng hơn trong thương mại toàn cầu, đóng góp khoảng 45% vào tổng xuất khẩu của thế giới và hơn 80% vào nhập khẩu. Tuy nhiên, căng thẳng địa chính trị và các chính sách không chắc chắn có thể cản trở sự phục hồi thương mại chung của thế giới trong hai năm tới.

Sau nhiều lần trì hoãn, cuối cùng Quốc hội Mỹ cũng đã thông qua khoản viện trợ trị giá gần 61 tỷ USD cho Ukraine, với cuộc bỏ phiếu mang tính bước ngoặt tại Hạ viện hôm 20/3 và tại Thượng viện ngày 23/4, theo giờ địa phương. Liệu gói viện trợ của Mỹ có thể giúp Kiev xoay chuyển cục diện trên chiến trường hay chỉ làm xung đột kéo dài thêm?

Ông Trump bị cáo buộc làm giả hồ sơ để che đậy khoản thanh toán nhằm mua chuộc sự im lặng của một diễn viên phim người lớn về mối quan hệ với ông. Đây là phiên tòa đầu tiên mang tính lịch sử đối với một cựu tổng thống Mỹ và có thể là bước ngoặt đối với ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2024.

Chủ đề Ngày Trái đất năm 2024 là “Trái đất và nhựa” nhằm kêu gọi các quốc gia giảm 60% sản lượng tất cả các loại nhựa vào năm 2040, hướng đến chấm dứt việc sử dụng nhựa vì sức khỏe của con người và Trái đất.

Sau 20 năm lãnh đạo đất nước, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long sẽ từ nhiệm vào ngày 15/5/2024. Người kế nhiệm ông sẽ là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Lawrence Wong. Đây là tiến trình chuyển giao lãnh đạo đã được lên kế hoạch từ lâu của Singapore, và được Thủ tướng Lý Hiển Long gọi là thời khắc quan trọng.

Theo các nhà phân tích cuộc tấn công vào Iran vào sáng sớm thứ Sáu (19/4) theo giờ địa phương có thể nhằm mục đích vừa là một cách để trả đũa vừa là một thông điệp cảnh báo. Vụ việc không làm leo thang tình hình, nhưng những căng thẳng, mâu thuẫn giữa hai nước thì vẫn còn đó.

2024 là năm quan trọng của Ấn Độ với cuộc tổng tuyển cử có quy mô lớn nhất thế giới. Giới phân tích cho rằng, cuộc bầu cử trở thành tâm điểm thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế không chỉ bởi quy mô lớn, mà còn vì quốc gia Nam Á này có tiếng nói ngày càng quan trọng trên các diễn đàn quốc tế và là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng hàng đầu thế giới.

Cơ quan giám sát biến đổi khí hậu của Liên minh châu Âu cho biết thế giới vừa trải qua tháng 3 nóng nhất trong lịch sử, đánh dấu chuỗi 10 tháng liên tiếp lập kỷ lục nhiệt độ mới. Đây là một dấu hiệu báo động đỏ về biến đổi khí hậu toàn cầu.

Sau vụ tấn công trả đũa của Iran vào đêm 13/4, Israel cho biết nước này sẽ đáp trả cuộc tấn công trong lúc các nhà lãnh đạo thế giới kêu gọi kiềm chế. Việc hai nước có những động thái trả đũa lẫn nhau có thể trở thành mồi lửa làm bùng lên một cuộc chiến tranh toàn diện trong khu vực.

Nga và Ukraine đang nỗ lực thay đổi cục diện xung đột bằng cách nhắm mục tiêu vào các tài sản năng lượng để gây tổn thất cho nền kinh tế của đối phương. Gần đây, Nga được cho là đã thay đổi chiến thuật trong các cuộc tấn công nhằm vào hạ tầng năng lượng của Ukraine, khiến Kiev phải hứng chịu tổn thất nặng nề hơn.

Cuộc tấn công của Iran nổ ra chớp nhoáng và đã sớm kết thúc. Có tới 99% tên lửa do Iran bắn đã bị Israel và các đối tác của nước này đánh chặn, chỉ có một số lượng nhỏ tên lửa đạn đạo chạm tới lãnh thổ Israel. Vấn đề hiện nay là Israel có trả đũa hay không?

Rạng sáng 14/4, Iran đã phóng hàng trăm UAV và hàng chục quả tên lửa vào Israel. Đây là vụ tấn công quân sự trực tiếp đầu tiên quy mô lớn của Iran vào lãnh thổ Israel, nhằm trả đũa vụ Israel không kích tòa lãnh sự quán Iran ở Damacus, Syria hôm 1/4. Động thái này đã đẩy hai nước đến bờ vực xung đột toàn diện sau hơn một thập kỷ căng thẳng.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, sốt xuất huyết đã lưu hành ở hơn 100 quốc gia vào năm 2024, gây ra mối đe dọa sức khỏe toàn cầu, ảnh hưởng đến khoảng 4 tỷ người, tương đương khoảng một nửa dân số thế giới. Trong một số trường hợp, sốt xuất huyết nặng có thể dẫn đến tử vong. So với mọi năm, năm nay, nhiều quốc gia châu Á và châu Mỹ đang phải đối mặt với nguy cơ dịch bệnh bùng phát sớm hơn và nguy hiểm hơn.

Từ lâu, các đại sứ quán được coi là “bất khả xâm phạm” đối với các quốc gia khác. Tuy nhiên, chỉ trong một tuần, đại sứ quán Iran ở Damascus bị ném bom, còn đại sứ quán Mexico ở Thủ đô Quito thì bị Cảnh sát Ecuador xông vào để bắt giữ cựu Phó Tổng thống Ecuador. Cả hai hành động đều bị cáo buộc vi phạm luật pháp quốc tế và đi ngược lại với Công ước Vienna, trong đó khẳng định quyền miễn trừ của các cơ quan ngoại giao.

Thời gian qua, xung đột ở Ukraine và Dải Gaza đã trở thành chủ đề gây tranh cãi trong giới chính trị toàn cầu. Những phản ứng có phần trái ngược của phương Tây với hai cuộc xung đột đã làm dấy lên nhiều chỉ trích rằng Mỹ và đồng minh đang áp dụng tiêu chuẩn kép ở hai điểm nóng trên thế giới.

Báo cáo mới nhất của Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới dự đoán năm 2024 sẽ là một năm đặc biệt bùng nổ cho ngành du lịch, với đóng góp kinh tế toàn cầu dự kiến đạt con số khổng lồ 11,1 nghìn tỷ USD - mức cao nhất mọi thời đại.

Cuộc bầu cử Quốc hội Hàn Quốc diễn ra 4 năm một lần này có ý nghĩa quan trọng khi đảng cầm quyền của Tổng thống Yoon Suk Yeol kỳ vọng sẽ giành được đa số ghế tại Quốc hội khóa mới. Cuộc bầu cử lần này được coi là cuộc trưng cầu dân ý giữa kỳ về sự lãnh đạo của Tổng thống Yoon Suk Yeol, và cũng đóng vai trò là lá phiếu tín nhiệm đối với Đảng Dân chủ đối lập, đảng đã nắm quyền kiểm soát đa số trong Quốc hội Hàn Quốc trong 4 năm qua.

Ùn tắc giao thông là vấn đề phổ biến và gây nhức nhối đối với các đô thị lớn trên thế giới. Đây cũng là một trong những cơn ác mộng của người lái xe.

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu phục hồi chậm, kinh tế châu Á được kỳ vọng tăng trưởng tích cực trong năm nay nhờ sự phát triển mạnh mẽ của thương mại kỹ thuật số, sự phục hồi nhanh chóng của du lịch, cũng như những bước tiến trong việc triển khai các thỏa thuận kinh tế - thương mại.

Những ngày qua, thị trường tiêu dùng Nhật Bản xôn xao vì vụ bê bối khiến 5 người tử vong cùng hàng loạt trường hợp gặp vấn đề sức khỏe đầy nghiêm trọng của hãng dược phẩm Kobayashi khiến hãng phải liên tục thu hồi sản phẩm và bị thanh tra các nhà máy sản xuất. Nỗi lo lắng về sức khỏe đang làm rung chuyển thị trường thực phẩm chức năng Nhật Bản - lĩnh vực đang trên đà phát triển mạnh mẽ.

Trận động đất mạnh 7,4 độ richter làm rung chuyển hòn đảo Đài Loan (Trung Quốc) sáng mùng 3/4 được cho là cơn địa chấn mạnh nhất tại Đài Loan trong 25 năm qua. Tính đến sáng 4/4 (theo giờ Việt Nam), trận động đất đã khiến 9 người thiệt mạng, hơn 1.000 người bị thương, nhiều người vẫn còn bị mắc kẹt trong các đường hầm, hàng chục tòa nhà bị hư hại. Hiện công tác khắc phục hậu quả của trận động đất vẫn đang diễn ra khẩn trương. Trận động đất này mặc dù có cường độ lớn nhưng gây thiệt hại về người không nhiều như những trận động đất có cường độ tương tự. Vậy yếu tố nào giúp Đài Loan (Trung Quốc) giảm thiểu được thiệt hại do động đất?

Bình minh ngày 22/6/1941, các sân bay Liên Xô bị tấn công. Đại úy Berkal, phi đội trưởng, nhanh chóng bấm chuông báo động và đưa tiêm kích của mình cất cánh càng sớm càng tốt. Khi chiến đấu cơ Xô Viết lấy được độ cao, họ chợt nhận ra rằng những chiếc cường kích của phát xít Đức rất dễ bị hạ...

Việc Chuẩn tướng Mohammad Reza Zahedi, chỉ huy cấp cao của lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran thiệt mạng sau cuộc không kích được cho là của Israel, đã thổi bùng ngọn lửa xung đột âm ỉ nhiều tháng qua, đẩy Trung Đông đến bờ vực chiến tranh khu vực.

Mùa xuân năm 1941, phát xít Đức đang thống trị châu Âu. Pháp và Ba Lan đang bị chiếm đóng. Chỉ còn nước Anh còn tiếp tục chiến đấu. Giờ đây, nước Đức Quốc xã quyết định xoay trục về hướng Đông, mục tiêu là Liên bang Soviet, vùng đất mà Hitler vẫn hằng mơ ước để xây dựng đế chế mới.

NATO được thành lập nhằm mục đích ngăn chặn sự ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản và Liên Xô lúc đó đang trên đà phát triển rất mạnh ở châu Âu và có thể gây phương hại đến an ninh của các nước thành viên. Tổ chức này liên tục kết nạp nhiều thành viên mới và ngày càng tiến sát biên giới Nga. Mục đích thực sự của việc NATO mở rộng về phía Đông là để làm suy yếu vị thế cường quốc của Nga.

Xung đột Nga - Ukraine đã leo thang khi Moscow và Kiev liên tục tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau. Cuộc chiến năng lượng Nga - Ukraine không chỉ gây thiệt hại cho các bên tham chiến mà còn tác động mạnh đến kinh tế và môi trường chính trị toàn cầu.

Một loạt các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... đang ghi nhận tỷ lệ sinh thấp kỷ lục trong năm 2023. Sự sụt giảm này là thách thức nghiêm trọng về tăng trưởng kinh tế do lực lượng lao động thu hẹp, tỷ lệ người già tăng lên.

Thông tin công nương Kate mắc bệnh ung thư đã gây ra cú sốc với truyền thông và những người hâm mộ gia đình hoàng gia Anh, bởi cô còn khá trẻ và được biết đến là người có sức khỏe tốt, sắc đẹp và là mẫu hình lý tưởng trong mắt nhiều người. Câu chuyện của công nương Kate một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về xu hướng trẻ hóa ở các bệnh nhân ung thư, khi trên toàn thế giới ngày càng có nhiều người dưới 50 tuổi mắc bệnh.

Trong một diễn biến bất ngờ, giá trị tài sản ròng của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tăng hơn 4 tỷ USD chỉ sau một ngày, đưa ông lọt vào danh sách top 500 người giàu nhất thế giới. Khối tài sản ròng tăng mạnh, cộng thêm việc vừa thoát được nguy cơ bị tịch thu tài sản nhờ phán quyết mới của tòa án phúc thẩm, được xem là yếu tố tiếp thêm sức mạnh cho ông Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng cuối năm nay.

Francis Scott Key, còn gọi là cầu Key Bridge, ở thành phố Baltimore thuộc bang Maryland, Mỹ, vừa bị đánh sập do bị tàu container khổng lồ đâm trúng. Vụ va chạm không chỉ gây ra thương vong về người và cảnh tượng hỗn loạn, mà còn khiến cho giao thông đường thủy của Mỹ bị xáo trộn gây tổn hại nghiêm trọng cho nền kinh tế địa phương, làm căng thẳng chuỗi cung ứng.

Lá phiếu trắng của Mỹ tại Hội đồng Bảo an cho thấy khủng hoảng lòng tin giữa hai đồng minh thân cận ngày càng trầm trọng hơn.

Sau tròn một thế kỷ, Olympic mùa hè trở lại với Paris. Ở quê hương của người sáng lập nên Thế vận hội hiện đại - Pierre de Coubertin, Paris hướng tới một kỳ Olympic trẻ hơn, bền vững hơn, và toàn diện hơn bao giờ hết.

Cho đến nay, vụ tấn công khủng bố đẫm máu xảy ra tại trung tâm thương mại Crocus ở ngoại ô Moscow đã khiến gần 140 người thiệt mạng. Vụ tấn công được đánh giá là một trong những vụ khủng bố nguy hiểm nhất nhằm vào nước Nga trong nhiều thập kỷ. Trong khi các cơ quan chức năng Nga vẫn đang gấp rút điều tra vụ việc, những câu hỏi lớn được đặt ra lúc này là ai đã gây ra vụ tấn công và động cơ là gì?