Ấn tượng chương trình nghệ thuật áo dài 'Nơi tôi sinh ra'

Những câu chuyện, những kỷ niệm, những cung bậc cảm xúc và nét đặc trưng, bản sắc của quê hương đã được 18 nhà thiết kế chia sẻ với công chúng thủ đô qua chương trình nghệ thuật áo dài 'Nơi tôi sinh ra' diễn ra tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám vào tối ngày 5/1.

Không tách rời ý nghĩa đạo học tinh hoa của dân tộc, chương trình nghệ thuật là cuộc du hành cùng áo dài từ Bắc vào Nam, đến những vùng đất mà các nhà thiết kế sinh ra lớn lên, thấm đẫm văn hoá gốc và sáng tạo nghệ thuật từ nguồn cội của chính mình. Nón lá làng Chuông (Hà Nội), thổ cẩm Zèng (Thừa Thiên Huế), thổ cẩm Jrai (Gia Lai), gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội), khăn Piêu (dân tộc Thái Điện Biên), và cả món mì Quảng (Quảng Nam) đã xuất hiện trên sân khấu của chương trình. "Nơi tôi sinh ra" giới thiệu các tiết mục đặc sắc giới thiệu tà áo dài Việt Nam trong âm nhạc, ánh sáng nghệ thuật và vũ đạo đẹp mắt. Là một người con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hà Nội, ký ức về mùa đông Hà thành đã in sâu vào tâm trí của nhà thiết kế Trịnh Bích Thủy. Những thiết kế áo chần bông kết hợp với áo dài đã được chị mang đến chương trình với bao cảm xúc.

Câu chuyện áo dài được kể bằng chính những cảm xúc của các nhà thiết kế về nơi mà họ sinh ra. Điểm đặc biệt ở cội nguồn chính là sự thu hút, không chỉ riêng đối với nhà thiết kế mà đối với tất cả mọi người. Đích hướng đến của những nhà thiết kế chính là đưa áo dài trở thành một di sản. Theo nhà thiết kế Minh Hạnh, tổng đạo diễn chương trình, câu chuyện di sản không chỉ là câu chuyện của những năm về trước mà chính là vấn đề quan trọng cho cả hiện tại và tương lai.

Khán giả đã được nghe, được xem câu chuyện kể thông qua các bộ sưu tập áo dài của các nhà thiết kế đến từ nhiều vùng, miền khác nhau trong không gian nghệ thuật của âm nhạc và ánh sáng. Đây cũng là sản phẩm khởi động cho chuỗi các dự án của Văn Miếu trong việc kết hợp tour đêm Văn Miếu với nhiều hoạt động văn hóa nhằm tăng tính trải nghiệm cho du khách nhằm mục đích góp phần từng bước hiện thực hóa ý tưởng đưa Văn Miếu - Quốc Tử Giám trở thành không gian sáng tạo, một điểm đến quen thuộc của công chúng yêu di sản và văn hóa nghệ thuật.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Triển lãm mỹ thuật “Người Hà Nội & Qua miền Tây Bắc” là hoạt động văn hóa đầu tiên được tổ chức tại Tòa nhà di sản 49 Trần Hưng Đạo - 46 Hàng Bài, tòa biệt thự có kiến trúc Đông Dương vừa được thành phố trùng tu để trở thành trung tâm giao lưu văn hóa khu phố cũ của Hà Nội.

“Những ngày Văn học châu Âu”- một sự kiện thường niên do Hiệp hội các tổ chức về văn hóa châu Âu (EUNIC) tổ chức, đang diễn ra tại Hà Nội và TP.HCM. Chương trình năm nay kéo dài đến ngày 19/5 và giới thiệu những tác phẩm nữ quyền và queer (đa dạng tính dục) của các nhà văn trẻ, gợi mở những hướng tiếp cận khác từ những tác phẩm kinh điển của văn chương châu Âu.

Xẩm tàu điện giờ chỉ còn lại trong các câu chuyện của ký ức mà những thế hệ trước kể lại. Thế nhưng, thời gian gần đây, người dân và du khách Thủ đô lại đâu đó bắt gặp được hình ảnh này trong một tour du lịch đêm độc đáo với tên gọi “xẩm on the bus”.

Việc thực hiện chuyển đổi số của ngành giáo dục Thủ đô không chỉ dừng lại trong giảng dạy mà còn hiện diện ở nhiều mặt, trong đó có cả việc đảm bảo an toàn thực phẩm trường học. Mô hình căng tin thông minh là một minh chứng cụ thể cho điều đó.

Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phát động Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Việc cắt tỉa, đốn hạ cây sâu mục trước mùa mưa bão là cần thiết. Nhưng cắt trụi cành, đến mức không còn lại đến một cái lá, thì lại là chuyện bất bình thường. Tại phố Duy Tân, quận Cầu Giấy, hàng chục cây xanh cao lớn đang tỏa bóng mát đã bị xử lý như vậy.