Cần giải pháp khai thác hiệu quả cầu vượt đi bộ

Tính đến nay, số lượng cầu bộ hành ở Hà Nội là không nhỏ, nhưng chất lượng, hiệu quả chưa được như mong đợi. Giữa một thành phố lớn, xây dựng phát triển theo hướng văn minh hiện đại, thì việc cầu đi bộ 'ế khách' không chỉ dừng lại ở ý thức tham gia giao thông của người dân hay việc mất vệ sinh, cảnh quan đô thị. Do đó, cần nhiều biện pháp hơn nữa để khai thác hiệu quả cầu bộ hành.

Khu vực cổng Bệnh viện Bạch Mai, lưu lượng người và phương tiện giao thông hàng ngày qua lại rất đông, đặc biệt là khách bộ hành có nhu cầu qua đường để tới các phòng khám, hiệu thuốc nằm trên đường Giải Phóng. Do vậy, cầu vượt bộ hành bắc qua đây luôn tấp nập nhộn nhịp.

Là cây cầu vượt dành cho người đi bộ đầu tiên ở Hà Nội, sau hơn 16 năm sử dụng, chiếc cầu bộ hành này đã cũ và trở nên nhếch nhác: bậc thang hoen gỉ, thủng lỗ chỗ; mặt cầu đã bong tróc lớp sơn, các mối nối không còn khớp, chỉ cần đi mạnh là cây cầu bắt đầu kêu và có thể cảm thấy sự rung lắc. Rác thải bừa bãi, đủ các thể loại, trong mọi ngóc ngách,… Cầu đi bộ nhưng tối và bí như hầm vì bị che chắn bởi những tấm biển quảng cáo.

Đáng nói, sự xuống cấp nhếch nhác của công trình này còn đến từ hành vi chiếm dụng, “xẻ thịt” cầu làm nơi buôn bán, kinh doanh. Tình trạng này đã và vẫn đang diễn ra ở đây ngang nhiên hàng chục năm nay, mặc cho cơ quan chức năng đã tăng cường ra quân xử lý. Sự lộn xộn, xấu xí của những công trình giao thông hiện đại, văn minh vẫn đang thể hiện hàng ngày như thế, và không chỉ ở riêng cây cầu nào.

Hiện nay, Hà Nội có khoảng 70 cây cầu vượt bộ hành tại các nút giao thông đông đúc, khu vực gần bệnh viện, trường học, bến xe nhằm bảo đảm an toàn giao thông cho người đi bộ, giảm ùn tắc, tai nạn. Trong giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội sẽ đầu tư xây dựng bốn cầu bộ hành: Qua đường Lê Đức Thọ (ngõ 63), quận Nam Từ Liêm; qua đường Nguyễn Khánh Toàn 2, quận Cầu Giấy; qua đường Trần Hữu Dực (ngõ 6), Nam Từ Liêm; qua đường Nguyễn Văn Huyên (Cầu Giấy) bằng nguồn ngân sách của Thành phố.

Theo chuyên gia, xây dựng cầu đi bộ là việc làm thiết yếu, nhưng phải được tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng. Với số tiền trung bình từ 5-10 tỷ để xây dựng một chiếc cầu bộ hành, để tránh lãng phí, hoặc không tương xứng với chi phí bỏ ra trong việc khai thác những công trình lớn, đến lúc cần xem xét lại quy hoạch chung, tổng thể, chứ không chỉ riêng giao thông đô thị.

Đáng chú ý, nơi cần không có, nơi có lại không được dùng. Nhiều điểm ở nội đô được trang bị cầu bộ hành nhưng do bố trí ở nơi không hợp lý nên gây lãng phí; ví như cầu bộ hành trên đường Lê Quang Đạo, Mỹ Đình cỏ mọc um tùm, rác thải vương vãi, từ lối lên đến trên mặt cầu, phơi bày rõ sự nhếch nhác và lãng phí của một công trình nghìn tỷ giữa thủ đô.

Bên cạnh đó, cũng có một số bất cập như tại địa điểm cầu đi bộ Học viện An ninh, khoảng 8h tối trở đi, cứ một lúc lại có một top thanh niên lên cầu tụ tập vui chơi, ăn uống, mặc cho ngay từ lối lên cầu đã đề rõ biển cấm như thế này... Bất kể cuối tuần hay trong tuần, mặc trời nóng bức hay mát mẻ, người đi bộ có thể “ế” nhưng khách lên cầu để tụ tập thì không vắng ngày nào.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 22/12, tuyến Metro số 1 đã chính thức vận hành trong niềm hân hoan của chính quyền và người dân TP.HCM, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình hiện đại hóa hệ thống giao thông công cộng của thành phố.

Chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ sẽ mưa lớn tuần tới, trong khi đó miền Bắc mây nhiều và tiếp tục lạnh.

Sáng 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác của Trung ương đã dự Lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai - nơi vào tháng 9/2024 xảy ra thảm hoạ lũ quét, sạt lở đất do bão số 3 gây ra, làm hàng chục người dân thiệt mạng, hàng chục ngôi nhà bị vùi lấp, cuốn trôi.

Sáng nay (22/12), tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh, Metro Bến Thành - Suối Tiên chính thức được đưa vào khai thác thương mại.

Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe, cùng với đề xuất sửa đổi quy định về sân tập lái xe.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Công văn số 4291/UBND-ĐT về việc nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Trong đó, đặc biệt xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật về giao thông.