Cấp phép khai quật khảo cổ tại Di tích Thành Quèn

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã cấp phép cho việc khai quật khảo cổ học tại di tích Thành Quèn, thôn Cổ Hiền, xã Tuyết Nghĩa, huyện Quốc Oai, Hà Nội.

Theo đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép Bảo tàng Hà Nội phối hợp với Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức khai quật khảo cổ học tại di tích trên trong thời gian từ ngày 2/1 đến 28/2/2023, với tổng diện tích khai quật là 50m2. Trong thời gian khai quật, các cơ quan được cấp giấy phép cần chú ý bảo vệ địa tầng của di tích; có trách nhiệm tuyên truyền cho nhân dân về việc bảo vệ di sản văn hóa ở địa phương, không công bố kết luận chính thức khi chưa có sự thỏa thuận của cơ quan chủ quản và Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).

Những hiện vật thu thập được trong quá trình khai quật phải được tạm nhập vào Bảo tàng Hà Nội để giữ gìn, bảo quản.

Sau khi kết thúc đợt khai quật, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội và Bảo tàng Hà Nội phải có báo cáo sơ bộ và đề xuất phương án quản lý, bảo vệ khu vực đã khai quật trong thời gian chậm nhất 01 (một) tháng và báo cáo khoa học trong thời gian chậm nhất 01 (một) năm, gửi về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 

Trước khi công bố kết quả của đợt khai quật, các cơ quan được cấp giấy phép trao đổi, thống nhất với Cục Di sản văn hóa.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau gần hai năm trùng tu tôn tạo, tòa biệt thự cổ hơn 100 năm tuổi nằm tại số 49 phố Trần Hưng Đạo quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã được hoàn thiện và mở cửa đón du khách đến tham quan tìm hiểu. Đây là công trình được xây dựng từ đầu thế kỷ XX, vẫn còn giữ nguyên được các giá trị kiến trúc.

Tại Khu di tích lịch sử - văn hóa quốc gia đặc biệt Đền Trần - Chùa Phổ Minh, phường Lộc Vượng (thành phố Nam Định) hàng năm có 2 lễ hội quy mô lớn gồm: Lễ hội Trần (tháng 8 âm lịch) và Lễ hội Khai ấn đầu Xuân. Trong đó, Khai ấn Đền Trần đầu Xuân là một trong những lễ hội lớn, có từ lâu đời, hàng năm đều thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương tham dự.

Các di tích thuộc quần thể di tích cố đô Huế sẽ mở cửa miễn phí, phục vụ khách tham quan trong ba ngày mùng Một đến ngày mùng Ba Tết Giáp Thìn.

Tại bảo tàng Hà Nội thường xuyên diễn ra các cuộc triển lãm, trưng bày đặc sắc, giới thiệu về truyền thống văn hóa, lịch sử của cha ông. Nhưng lần đầu tiên, hơn 200 hiện vật, hình ảnh, tài liệu về Giảng Võ trường - trường võ bị quốc gia đầu tiên của kinh thành Thăng Long xưa và bộ sưu tập vũ khí thời Lê - bảo vật quốc gia, đang được Bảo tàng Hà Nội giới thiệu đến công chúng.

Chùa chiền là một nét văn hoá đặc trưng của thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến. Du khách phương xa khi đến với Hà Nội, ngoài việc ghé thăm những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, thưởng thức ẩm thực vô cùng đặc sắc, cũng như tận hưởng nếp sống đặc trưng của người dân nơi đây, thì không thể không đi lễ chùa. Hà Nội có rất nhiều những ngôi chùa lớn nhỏ khác nhau, trong đó có 6 ngôi chùa Bà vô cùng nổi tiếng.

Sản phẩm du lịch mới của Hà Nội khiến du khách tò mò, bởi di tích lịch sử Cổ Loa, huyện Đông Anh không xa lạ với nhiều người. Những câu chuyện về An Dương Vương xây thành Cổ Loa, Mỵ Châu-Trọng Thủy, cùng truyền thống dựng nước và giữ nước của ông cha, vốn đã đi vào tâm thức của hàng triệu người Việt Nam. Vậy, “Tìm về kinh đô người Việt cổ” có gì mới đang thu hút du khách trong và ngoài nước?