Chơi nhạc ở Hồ Gươm

Hơi thở của cuộc sống hiện đại trong âm nhạc đường phố nhiều năm nay đã mang đến cho không gian hồ Gươm một góc nhìn vô cùng mới mẻ, lôi cuốn và hấp dẫn mọi du khách mỗi dịp cuối tuần.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration -:-
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time -:-
1x

Phố đi bộ hồ Gươm từ lâu đã thu hút đông đảo người dân Thủ đô và du khách đến thăm quan. Cùng với không gian thoáng đãng quanh bờ hồ, âm nhạc đường phố cũng chính là điều đặc biệt tạo nên nét văn hóa tươi mới, sôi động cho không gian phố đi bộ những ngày cuối tuần.

Đã hơn 10 năm nay, cứ độ 6h chiều các tối cuối tuần, những thành viên của ban nhạc Crossroad lại có mặt ở phố đi bộ hồ Gươm để chuẩn bị cho buổi biểu diễn trên phố.

Nguyễn Hoàng Tùng, ban nhạc Crossroad cho biết: "Chúng em đã biểu diễn từ những ngày đầu tiên bắt đầu phố đi bộ, còn em chính thức tham gia vào nhóm từ năm 2017".

Trước giờ biểu diễn hai tiếng, anh Tùng đã phải đến chuẩn bị để buổi biểu diễn có thể diễn ra một cách suôn sẻ nhất.

"Dịp cuối tuần, ban nhạc vẫn hoạt động trên phố đi bộ. Chúng em có nhiệm vụ set up ánh sáng, âm thanh cho ban nhạc. Nếu thời tiết mưa, chúng em phải che bạt để bảo vệ các thiết bị âm thanh", anh Phạm Nhật Anh, ban nhạc Crossroad, vừa bê loa, vừa nói.

Là người hát chính của ban nhạc, những bài hát được anh Vũ Văn Xuyến lựa chọn khá đa dạng để thu hút nhiều đối tượng khán giả đến xem, kể cả khách du lịch nước ngoài. "List nhạc của em khá đa dạng, từ nhạc trẻ, nhạc trữ tình, lãng mạn đến các bài nhạc thời xưa của thế hệ 7x, 8x. Em sẽ hát các bài nhạc vui trước để khách du lịch đến nghe ban nhạc diễn. Những hôm đang diễn mà trời mưa, khán giả vẫn đứng lại xem, chúng em cảm thấy rất hạnh phúc", anh Xuyến cho hay.

8h tối, những âm thanh của các nhạc cụ bắt đầu dạo nhịp thu hút những bước chân tìm đến để thưởng thức. Không phải trên sân khấu hay trong không gian sang trọng của một nhà hát, việc thưởng thức âm nhạc trên đường phố vẫn luôn có sức hút đăc biệt với mọi người. Họ đến để đắm mình trong không gian của âm thanh, để cảm nhận và cùng nhau say sưa trong những điệu nhạc có sức truyền cảm hứng mãnh liệt.

Chị Phó Huyền Trang (Cầu Giấy) chia sẻ thường xuyên phải làm việc trong phòng khá bí bách, do đó chị thường lên phố đi bộ nghe nhạc giảm stress vào cuối tuần.

Du khách tới từ Cộng hoà Liên bang Đức, anh Gido chia sẻ: "Tôi rất thích, tôi thích cách mà họ chặn xe và mở, bày bán các quầy hàng. Bạn có thể đi dạo xung quanh đây, thưởng thức ẩm thực ngon, nghe nhạc hay và gặp những người tốt bụng".

Mỗi buổi biểu diễn, ban nhạc Crossroad chơi liên tục trong vòng gần hai tiếng đồng hồ nhưng không hề thấy mệt, chính bởi sự phấn khích đến từ những khán giả đủ lứa tuổi đã cổ vũ họ.

Càng về tối, khán giả đến xem càng đông hơn. Mọi người cùng lắc lư theo điệu nhạc, hòa mình vào ca từ của những bài hát. Hơi thở của cuộc sống hiện đại trong âm nhạc đường phố nhiều năm nay đã mang đến cho không gian hồ Gươm một góc nhìn vô cùng mới mẻ, lôi cuốn và hấp dẫn mọi du khách mỗi dịp cuối tuần.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

“Festival Phở 2025” là cầu nối không gian giúp tôn vinh, gắn kết giữa các doanh nghiệp, làng nghề, thương hiệu để quảng bá ẩm thực tới người dân Thủ đô, khách du lịch trong nước và bạn bè quốc tế.

Hơn 50 gian hàng của các doanh nghiệp, thương hiệu ẩm thực phở khắp ba miền quy tụ tại Festival Phở 2025, mang theo không chỉ hương vị mà cả câu chuyện văn hóa phía sau mỗi bát phở.

Không chỉ hấp dẫn bởi vẻ đẹp vốn có, hồ Tây bao năm qua vẫn luôn thu hút thực khách bởi ẩm thực phong phú và đa dạng. Đây là địa điểm không thể bỏ qua nếu ghé thăm Thủ đô Hà Nội.

Trong không gian rộn ràng tiếng máy móc và mùi kim loại, xưởng cơ khí không chỉ là nơi chế tạo nên những cỗ máy mà còn là sân khấu của những người thợ lành nghề.

Điểm nhấn của Festival Phở Hà Nội năm nay, lần đầu tiên công nghệ AI Chatbot được đưa vào tư vấn nhằm nâng cao trải nghiệm của khách tham dự.

Nghề thổi thuỷ tinh ở Vạn Nhất đã trở thành một phần cuộc sống của người dân nơi đây. Họ quen tay, quen việc, quen cả tiếng lửa tí tách mỗi ngày.