'Cùng nắm chặt tay nhau' tại Lễ hội Việt - Nhật
Lễ hội Việt - Nhật lần thứ 9 tại TP. HCM được tổ chức với chủ đề "Cùng nắm chặt tay nhau - Từ giờ về sau" sẽ mang đến cho công chúng những trải nghiệm đa sắc màu về đất nước, con người, những nét đẹp văn hóa truyền thống và nghệ thuật ẩm thực tinh tế của mỗi nước, qua đó cảm nhận rõ hơn sự gắn kết và tiềm năng cùng phát triển của hai đất nước trong tương lai. Đồng thời, đây cũng là dịp để doanh nghiệp TP. HCM - Nhật Bản tìm kiếm và đẩy mạnh các cơ hội hợp tác kinh doanh, giới thiệu các sản phẩm thế mạnh của hai nước.
Phát biểu chào mừng, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang bày tỏ Lễ hội Việt - Nhật lần thứ 9 được tổ chức vào dịp rất đặc biệt, khi hai nước vừa trải qua năm 2023 đầy ắp các sự kiện quan trọng để kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và bước vào năm 2024 - năm đầu tiên triển khai khuôn khổ quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Nhật Bản.
Phó Thủ tướng tin tưởng, Lễ hội sẽ thu hút sự tham gia đông đảo của nhân dân hai nước; mang đến những trải nghiệm đa màu sắc về đất nước, con người, nghệ thuật ẩm thực tinh tế cũng như những nét đẹp văn hóa truyền thống của mỗi nước.
Điểm mới của Lễ hội năm nay là sẽ mang đến cho du khách nhiều hoạt động thú vị như: Trải nghiệm các điệu múa truyền thống Nhật Bản như Yosakoi và Awa Odori; thưởng thức J-POP sôi động từ các nhóm nhạc dacne vocal nổi tiếng và màn trình diễn kết hợp độc đáo giữa nghệ sĩ Việt Nam và Nhật Bản; tham gia hoạt động cosplay; trải nghiệm tuyết; thưởng thức và mua sắm các món ăn Nhật Bản; khám phá thế giới Anime và Manga. Đáng chú ý, năm nay, tại Lễ hội sẽ có một khu vực để trải nghiệm văn hóa xe đạp độc đáo của Nhật Bản.
Văn hóa Nhật từ lâu đã được cộng đồng quan tâm. Đặc biệt, nhiều bạn trẻ rất đam mê ẩm thực Nhật Bản. Những món ăn đường phố nóng hổi, hớp dẫn là một trong những nét thu hút đặc sắc của Lễ hội Việt - Nhật.
"Năm nào em cũng đến tham quan và mua sắm tại lễ hội Việt - Nhật. Có rất nhiều món ăn nổi tiếng của Nhật như Mì, sushi, đồ nướng… Giá cả cũng khá ổn, rẻ hơn so với nhà hàng mà chất lượng tương đương. Năm nay lễ hội cũng rất lớn, có cả khu vui chơi trải nghiệm các môn thể thao như bóng chay, xe đạp…". - Em Lê Nguyễn Minh Anh, Quận Phú Nhuận hào hứng chia sẻ.
TP. HCM mong muốn đi đầu trong phát triển quan hệ Việt - Nhật
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh trong buổi lễ khai mạc: "Sự tâm huyết, nỗ lực của ban tổ chức trong việc tổ chức Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản đã và đang không chỉ góp phần quan trọng vào sự tăng cường giao lưu và hiểu biết lẫn nhau giữa người dân hai nước, mà còn thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực du lịch, văn hóa, lao động, kinh tế giữa Nhật Bản và Việt Nam, trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh".
Là năm thứ 51 của quan hệ ngoại giao - năm khởi động nhằm tăng tốc hơn nữa tiến trình phát triển quan hệ hai nước, TP. HCM hy vọng năm 2024 sẽ có nhiều bước tiến lớn trong việc phát triển thực chất và hiệu quả quan hệ Nhật Bản - Việt Nam, xứng đáng với tên gọi "Đối tác Chiến lược Toàn diện".
Ông Trần Phước Anh - Giám đốc Sở Ngoại vụ TP. HCM chia sẻ về hoạt động của TP. HCM trong thời gian tới cần phải trở thành đơn vị dẫn đầu trong hoạt động ngoại giao các nước.
"Thành phố sẽ tiếp tục tổ chức những lễ hội như thế này, thậm chí còn đa dạng hơn về hình thức cũng như số lượng các nước mà chúng ta sẽ cùng phối hợp để tổ chức. TP. HCM mong muốn là địa phương tiên phong trong việc thúc đẩy triển khai các quan hệ các thỏa thuận cấp cao của chính phủ, giữa Việt Nam với chính phủ các nước". - Ông Trần Phước Anh - Giám đốc Sở Ngoại vụ TP. HCM cho biết.
Trước đó, ở đầu buổi lễ, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã phát biểu trực tuyến chúc mừng Lễ hội Việt - Nhật lần thứ 9, góp phần làm sâu sắc hơn tình cảm giữa nhân dân hai nước.
Lễ hội Việt - Nhật lần thứ 9 năm 2024, sẽ diễn ra trong hai ngày 9 và 10/3 tại Công viên 23/9 (Quận 1, TP Hồ Chí Minh).
Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 với chủ đề "Gastronomy of Unity - Ẩm thực kết nối" sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/12, tại khu Ngoại giao Đoàn - 298 Kim Mã, Hà Nội.
Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.
Chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), tối 18/11, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.
Từ việc đầu tư vào kịch bản, dàn dựng đến các hình thức quảng bá, các sân khấu kịch TP.HCM không ngừng nỗ lực thổi luồng sinh khí mới, mang đến trải nghiệm gần gũi và hấp dẫn hơn.
Xuất phát từ tình yêu đối với văn chương, một dự án cộng đồng mang tên “Rubik văn chương” đã ra đời và trở thành nơi trao đổi các kiến thức văn học bổ ích của những bạn trẻ.
Từ nay đến hết ngày 30/11, công chúng yêu nghệ thuật trong và ngoài nước khi đến với không gian Aqua Art, 44 phố Yên Phụ, sẽ được thưởng lãm nhiều tác phẩm tranh vẽ về Hà Nội cùng các workshop về hội họa độc đáo.
0