Đấu thầu vàng lần 5, giá sốc 85,3 triệu đồng/lượng
Dù đã 3 lần thất bại và nhiều chuyên gia nhận định mức giá tham chiếu quá cao, nhưng Ngân hàng Nhà nước vẫn tiếp tục nâng giá cọc lên 85,3 triệu đồng/lượng. Tại thông báo đấu thầu vàng lần thứ 5 của Ngân hàng Nhà nước, khối lượng vàng đem ra đấu thầu không đổi, như các lần trước là 16.800 lượng vàng.
Tuy nhiên, giá cọc lần này là 85,3 triệu đồng/lượng, tăng 2,4 triệu đồng/lượng so với phiên gọi thầu lần 4 và tăng 4,6 triệu đồng/lượng so với phiên gọi thầu lần 1. Trong khi giá vàng SJC hiện đang được các doanh nghiệp mua vào - bán ra ở mức 85,1-87,5 triệu đồng/lượng.
Một điều hết sức vô lý, khi thị trường đang bán với giá đó mà anh còn đưa ra mức giá đấu thầu cao hơn là khó có thể chấp nhận được. Mà mục tiêu của chúng ta là gì, là kéo thấp giá. Nên quan điểm cá nhân của tôi là phải thấp hơn giá thị trường để doanh nghiệp mua được, người ta bán với giá thấp hơn và có lãi, chứ không thể hiện nay bằng giá thị trường mà lại cộng với lãi của họ nữa thì giá bán chỉ có tăng.
Ông Ngô Trí Long – chuyên gia kinh tế.
Ngoài giá cọc thay đổi, khối lượng đặt thầu tối thiểu giảm còn bằng một nửa so với các phiên đấu thầu tổ chức trước đó.
Cụ thể, khối lượng đấu thầu tối thiểu một thành viên được phép đặt thầu là 7 lô (tương đương 700 lượng vàng) thay vì tối thiểu 14 lô (tương đương 1.400 lượng vàng) như các phiên trước. Khối lượng đấu thầu tối đa của một thành viên vẫn là 2.000 lượng, bằng với các phiên trước.
Động thái can thiệp của Ngân hàng Nhà nước được kỳ vọng sẽ giúp tăng cung vàng trên thị trường và hạ nhiệt giá vàng. Tuy nhiên, sau một loạt phiên đấu thầu thất bại, giá vàng SJC đã tăng mạnh và liên tiếp thiết lập mức kỷ lục mới.
VN-Index không chỉ rời xa ngưỡng cản tâm lý mạnh 1.300 điểm mà còn lùi về dưới 1.250 điểm - mốc thấp nhất trong tháng. Thị trường đang trải qua giai đoạn suy yếu rõ rệt khi lực cầu không đủ mạnh để cân bằng áp lực bán ra ngày càng lớn.
Ông Phạm Nhật Minh Hoàng, con trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng, vừa được bổ nhiệm làm CEO Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ FGF - Vì Tương lai Xanh.
Trong 10 tháng của năm 2024, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) đạt doanh thu ước tính 137.157 tỷ đồng, tương đương 78% kế hoạch năm.
Trong khoảng một tháng trở lại đây, thị trường bán lẻ trong nước, đặc biệt là lĩnh vực thương mại điện tử xôn xao về một App mua sắm mới, đó là Temu - một nền tảng mua sắm của doanh nghiệp điện tử Trung Quốc. Người tiêu dùng vẫn còn không ít hoài nghi khi Temu xuất hiện rầm rộ nhưng vẫn chưa được cấp phép hoạt động tại Việt Nam.
Thị trường chứng khoán thường được coi là thước đo của nền kinh tế. Khi VN-Index liên tục dao động quanh ngưỡng 1.300 điểm nhưng chưa thể bứt phá thì cũng là lúc mà các nhà đầu tư tự đặt ra câu hỏi: Tại sao kinh tế đang phục hồi và tăng trưởng tốt mà VN-Index vẫn chưa thể bứt phá được? Liệu thị trường có thể vượt qua mốc này một cách bền vững trong tương lai gần hay không?
Bất chấp những thiệt hại do bão số 3 (bão Yagi) gây ra, kinh tế Việt Nam vẫn ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng trong quý III.
0