Dạy yoga ở Hà Nội

Khác biệt với những môn thể thao phải vận động mạnh, yoga nhìn nhẹ nhàng nhưng lại giúp cho người tập rèn luyện cả về "tâm-thân-trí". Điều này cũng đòi hỏi những huấn luyện viên yoga phải có kinh nghiệm nhất định.

Đều đặn cứ 4 rưỡi  - 5 giờ sáng có mặt tại lớp tập đầu tiên trong ngày, đó là nhịp quen thuộc của thầy dạy môn yoga Vũ Văn Vinh (Mộ Lao, Hà Đông) suốt cả chục năm qua. Ở Hà Nội, gần như khu chung cư nào cũng sáng đèn lúc sáng sớm cho các hoạt động rèn luyện sức khỏe, trong đó, yoga là lựa chọn của nhiều người.

Giáo viên yoga Vũ Văn Vinh cho biết: "Trước khi đến lớp thì tôi đã dậy sớm khởi động, nạp năng lượng riêng cho mình để có tinh thần tốt nhất, truyền lửa của môn thể thao yoga đến với học viên". Anh Vinh chia sẻ, nghề huấn luyện viên yoga nói không vất vả thì cũng không đúng.

8 giờ sáng thầy Vinh đã về nhà, kịp uống hớp nước và ôm ngay cây đàn chuẩn bị đón học viên của ca dạy thứ hai trong ngày. Dạy yoga nhiều năm, thầy Vinh không chỉ áp dụng việc thực hành yoga thông thường, mang tính tổng thể, mà đặc biệt đào sâu vào tình trạng thể chất và cảm xúc riêng biệt của từng học viên, nhưng đam mê làm thầy quên đi những vất vả.

Thầy Vinh cho biết, người tập yoga phải kiểm soát hơi thở của mình, nhìn thì nhẹ nhàng, nhưng đốt rất nhiều năng lượng và có tác dụng đến tất cả các tuyến nội tiết bên trong. Do đó tập yoga mang đến cho chúng ta có cơ thể khoẻ mạnh và tâm trí bình an. 

Dù đã có kinh nghiệm trong nghề, nhưng thầy Vinh vẫn cho rằng cần có lượng kiến thức nhất định cũng như phải học tập và trau dồi thêm mới có thể thu phục được mọi người.

Chị Trần Huyền (Trung Văn, Nam Từ Liêm) là một học viên lớp yoga của thầy Vinh. Chị cảm thấy yoga là môn học rất tốt cho sức khoẻ và chị luôn duy trì thói quen đi tập đều đặn hàng ngày. "Sáng nào tôi cũng đi tập vào lúc 5h30 và mình cảm thấy rất sảng khoái và thoải mái. Đầu tiên tôi cũng chưa thích đâu, tôi là dân chơi cầu lông. Nhưng sau khi bị chấn thương đầu đối, tôi bắt đầu chuyển sang tập yoga. Tập một thời gian thì tôi thấy yoga khiến cho sức khoẻ chuyển biến rất tốt và tôi dần kiên trì tập luyện", chị Trần Huyền chia sẻ.

Một tuần, anh Tống Đức Hoà (Trung Văn, Nam Từ Liêm) đi đều 6 buổi vì rất thích môn yoga, dù thời tiết không thuận lợi, anh vẫn nỗ lực đến lớp. Là người thuộc cơ địa cứng nên ban đầu yoga khá khó khăn với anh Hoà, anh đã từng bỏ yoga 9 năm. Song với sự quyết tâm và kiên trì, tập yoga đã trở thành hoạt động không thể thiếu mỗi ngày của anh.

Yoga không chỉ để khỏe về thể chất mà còn là liều thuốc tinh thần tuyệt vời để bắt đầu một ngày mới tràn đầy năng lượng tích cực không chỉ với những người tập bộ môn này mà với cả những người dạy yoga như thầy Vinh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nói đến nhiếp ảnh về Hà Nội thì không thể không nói tới nhà nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Bảo. Ông đã tạo dựng được tên tuổi bằng một phong cách chụp riêng về Hà Nội mà thời gian càng trôi qua, người xem càng thấy giá trị của từng khung hình.

Giáng Sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt tại Nhà thờ Lớn Hà Nội, nơi đây đã được trang hoàng lộng lẫy, thu hút du người dân và du khách đến tham quan, thưởng thức không khí đặc biệt mùa lễ hội.

Với nghệ nhân Nguyễn Đức Bình, giò chả Ước Lễ không chỉ là một món ăn mà còn chứa đựng trong đó tinh hoa văn hóa. Hơn 40 năm qua, ông đã góp phần gìn giữ, lưu truyền nét tinh hoa ẩm thực này một cách vừa khoa học lại đầy chất nghệ thuật.

Với nhiều người, việc dạy và học ngoại ngữ là một cách để nhìn cuộc sống và thế giới rộng mở hơn. Bên cạnh đó, ngoại ngữ còn giúp mỗi người hiểu chính mình, hiểu mọi người một cách sâu sắc hơn.

Không phải vô cớ mà nhiều người lại mong ngóng Noel đến vậy. Có người nói, đó là bởi Giáng sinh có nhiều hoa và đèn rực rỡ, hay tại bởi không khí vui vẻ, sum vầy mà Giáng sinh đem lại…

Với múa rối nước, người nghệ sĩ phải hoạt động nghệ thuật trong môi trường đặc biệt, có yêu cầu khắt khe hơn so với những hình thức biểu diễn nghệ thuật khác. Để theo đuổi được bộ môn nghệ thuật này, NSƯT Bạch Quốc Khanh - Nhà hát Múa rối nước Thăng Long, không chỉ có hành trình dài học hỏi, trau dồi kiến thức mà còn là cả sự khổ luyện, cùng một tình yêu cháy bỏng với văn hóa truyền thống.