Đi chợ 'sắt' ở Hà Nội

Dù không tấp nập như các khu chợ truyền thống khác, nhưng chợ Cầu Đông - khu chợ sắt nổi tiếng nằm giữa khu phố cổ đông đúc của Hà Nội vẫn luôn tồn tại trong tâm thức của nhiều người Hà Nội.
So với chợ Đồng Xuân-Bắc Qua, chợ Cầu Đông họp muộn hơn.
So về diện tích và quy mô thì chợ Cầu Đông nhỏ hơn nhiều so với chợ Đồng Xuân Bắc Qua. Vài năm trở lại đây, tiểu thương ở chợ chỉ còn khoảng vài ba chục người gắn bó với chợ, với ngành hàng kim khí. Phần lớn, họ đều là người dân Đa Sỹ, cùng đất có làng nghề làm dao kéo bao đời.
Tên phố Cầu Đông và chợ Cầu Đông ở vị trí này cũng mới được chính thức đặt từ sau năm 1991, sau khi chợ Đồng Xuân được xây dựng lại. Còn trước đó, vị trí “chợ Cầu Đông” lại nằm cách chợ hiện tại khoảng 700-800m.
Theo các tư liệu cũ, chợ Cầu Đông xưa là chợ dân sinh, thường họp bên bờ đông của cây cầu bắc ngang qua song Tô Lịch. tức là đoạn phố Nguyễn Siêu – Ngõ Gạch – Hàng Cá ngày nay. Còn hiện tại, đây là khu chợ chuyên bán các mặt hàng bằng sắt, hàng kim khí.
Dù có tuổi đời hơn 30 năm nhưng không phải ai cũng biết rõ về ngành hàng của khu chợ này. Toàn bộ tầng 1 được dành để bày bán các dụng cụ kim khi, bởi thế, người ta còn gọi đây là chợ sắt.
Sự phát triển của công nghệ và sự ảnh hưởng của kinh tế sau Covid, chợ Cầu Đông cũng ở trong tình trạng vắng vẻ hơn trước nhiều. Mỗi tiểu thương vừa là người bán hàng, vừa là những người hướng dẫn viên nhiệt tình nhất chào đón du khách.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.

Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính là một trong những nơi lưu giữ mảnh ghép quá khứ không thể thiếu của người dân nước Việt và nhờ những mảnh ghép ấy mà chúng ta có được ngày hôm nay.

Chụp ảnh đường phố Hà Nội là cách để những người vừa có đam mê với nghệ thuật nhiếp ảnh, vừa có tình cảm với mảnh đất Thủ đô ghi lại những khoảng khắc đời thường nhất của cuộc sống hàng ngày.

Không cần phải đợi đến Tết, món bánh chưng rán mâm mang hương vị tuổi thơ của nhiều người giờ đây có thể được thưởng thức mọi lúc, nhưng ngon nhất là trong thời tiết se lạnh của Hà Nội dịp này.

Khác biệt với những môn thể thao phải vận động mạnh, yoga nhìn nhẹ nhàng nhưng lại giúp cho người tập rèn luyện cả về "tâm-thân-trí". Điều này cũng đòi hỏi những huấn luyện viên yoga phải có kinh nghiệm nhất định.