Du xuân làng cổ
Cuối tuần, chị Hà Thị Thu Hương (xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây) lại dẫn những đoàn khách từ nhiều tỉnh đến ghé thăm làng cổ Đường Lâm trong dịp đầu xuân. Đoàn khách lần này đến từ Bắc Giang và điểm dừng chân đầu tiên là lăng Ngô Quyền – nơi linh thiêng gắn liền với lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
Chị Hương chia sẻ: "Hàng năm vào dịp đầu xuân, công việc của tôi bận rộn hơn, các đoàn khách dành nhiều thời gian đi du xuân và đến các điểm lễ, di tích, tâm linh ở trong vùng đất Sơn Tây. Công việc thường bắt đầu từ 7 giờ rưỡi sáng".
Chị Nguyễn Thị Thùy Dung (phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Bắc Giang) chia sẻ: "Chuyến đi này là chuyến du xuân thứ hai trong năm nay của tôi, lựa chọn đến đây vì là địa điểm khá gần, ngay ngoại thành Hà Nội, có thể tìm hiểu về văn hoá, di tích lịch sử, khám phá ẩm thực".
Tiếp nối hành trình, đoàn khách ghé thăm Chùa Mía, ngôi chùa cổ kính nổi tiếng với những pho tượng Phật có tuổi đời hàng trăm năm, là điểm đến ở hầu hết các tour du xuân đầu năm khi trải nghiệm Sơn Tây.
Du xuân ở làng cổ không chỉ dành cho du khách thập phương, mà với người dân nơi đây, đó cũng là một phần nhịp sống quen thuộc mỗi dịp đầu năm mới.
Ông Lê Văn Cảnh (xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây) cho hay: "Ngoài chùa thì (Sơn Tây) còn rất nhiều chỗ nữa, khách ở khắp nơi đến rất nhiều. Tôi với dân nơi đây đi du xuân để làm lễ đầu năm, cầu sức khoẻ, tinh thần phấn khởi".
Là ngôi làng còn bảo tồn rất nhiều những giá trị văn hóa truyền thống, Đường Lâm còn thu hút du khách du lịch bởi những không gian mỹ thuật độc đáo mà ít nơi nào có được.
Sau khi dâng hương lên Chùa, cầu mong một năm bình an, nhiều người tranh thủ dừng chân, thưởng thức những món quà đặc trưng của vùng đất xứ Đoài. Điểm dừng chân cuối cùng luôn là điều thu hút với các du khách, bởi đó là nơi những món ăn đậm chất làng quê được người dân Đường Lâm chiêu đãi thực khách dưới những ngôi nhà cổ cả trăm năm tuổi.
Du xuân không chỉ là hành trình khám phá cảnh sắc mà còn là cơ hội để tìm về những giá trị xưa cũ. Mỗi năm, Đường Lâm lại đón những đoàn khách từ khắp nơi về đây, qua đó tận hưởng một mùa xuân mới bình yên, cảm nhận hơi thở của quá khứ trong từng di tích cổ, từng bức tường đá nhuốm màu thời gian.
Một nhịp sống chậm rãi, nhưng đầy ắp những ký ức và dư vị truyền thống luôn hiện hữu ở nơi đây.
Đi chợ đồ cũ đã trở thành thói quen mua sắm của nhiều người dù không phải lúc nào cũng chọn được đồ ưng ý, nhưng đó là cách họ để thư giãn và tận hưởng cảm giác khi tìm mua được món đồ yêu thích.
Cần mẫn bên nồi hấp mỗi sớm tinh mơ, nghệ nhân Hoàng Thị Lan đã có hơn 50 năm làm bánh cuốn, truyền giữ hương vị quê hương Thanh Trì qua từng lớp bánh mỏng, dẻo, thơm.
Giữa nhịp sống hiện đại, nghệ nhân ưu tú Phạm Công Bằng vẫn miệt mài gìn giữ và mang đến sức sống mới cho nghệ thuật múa rối cạn Tế Tiêu.
Giữa sự tất bật của Thủ đô, tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương vẫn có những điều lặng lẽ mà đẹp đẽ trong sự tận tâm của những người thầy thuốc và tấm lòng rộng mở của những người hiến máu.
Chương trình tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử với chủ đề “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” được Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội, Bảo tàng Hà Nội tổ chức vào sáng nay 9/4.
Trên địa bàn quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) có hàng chục nhà hàng, quán ăn lâu đời được duy trì qua nhiều thế hệ; quận cũng chiếm số lượng áp đảo trong danh sách những nhà hàng, quán ăn được thương hiệu Michelin vinh danh.
0