Đợt tẩy trắng san hô lớn nhất được ghi nhận

San hô bị tẩy trắng trên toàn cầu bắt đầu vào năm ngoái là đợt lớn nhất từng được ghi nhận. Diện tích rạn san hô bị ảnh hưởng tiếp tục gia tăng trong thời gian gần đây.

Quá trình tẩy trắng được kích hoạt bởi sự bất thường về nhiệt độ nước khiến các loại tảo đầy màu sắc sống trong mô của san hô bị thải ra ngoài. Tảo và san hô đã tiến hóa qua nhiều thiên niên kỷ để tồn tại cùng nhau. San hô cung cấp nơi trú ẩn cho tảo, trong khi tảo loại bỏ các hợp chất thải của san hô, đồng thời cung cấp năng lượng và oxy trở lại vật chủ của chúng. Nếu không có sự giúp đỡ của tảo trong việc cung cấp chất dinh dưỡng cho san hô thì san hô không thể tồn tại.

Theo chuyên gia Derek Manzello tại Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA), từ đầu năm 2023 đến ngày 10/10 năm nay, khoảng 77% diện tích rạn san hô trên thế giới đã phải chịu áp lực nhiệt độ ở mức tẩy trắng. Ông Manzello cho biết đợt tẩy trắng này là lần thứ tư kể từ năm 1998, đã vượt qua kỷ lục trước đó là 65,7% diện tích san hô chỉ trong một nửa thời gian, và vẫn đang gia tăng về quy mô. San hô toàn cầu bị tẩy trắng lần thứ ba kéo dài từ năm 2014 đến năm 2017, hai lần trước đó vào năm 1998 và 2010.

San hô trên Rạn Great Barrier quanh đảo Lizard, Australia bị tẩy trắng.

Trong năm qua, san hô tẩy trắng hàng loạt đã được xác nhận ở các khu vực Florida và vùng Caribe rộng lớn, Mexico, Brazil, Úc, Nam Thái Bình Dương, Biển Đỏ, vịnh Ba Tư, Indonesia và Ấn Độ Dương bao gồm bờ biển phía đông châu Phi và Seychelles. Hơn 54% diện tích rạn san hô trên thế giới đã bị tẩy trắng trong năm qua, ảnh hưởng đến ít nhất 54 quốc gia và vùng lãnh thổ bao gồm các vùng rộng lớn ở Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, theo tuyên bố chung của Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) và Sáng kiến ​​Rạn san hô Quốc tế (ICRI).

NOAA giám sát áp lực nhiệt độ đại dương dựa trên các phép đo vệ tinh từ năm 1985 đến nay. Kể từ tháng 2/2023, cơ quan này đã xác nhận các báo cáo về tình trạng san hô bị tẩy trắng hàng loạt từ 74 quốc gia hoặc vùng lãnh thổ trên thế giới, bao gồm ở bán cầu Bắc và Nam của Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Một rạn san hô bị tẩy trắng ở Jamaica vào tháng 10 năm 2023.

Theo Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF), khoảng 850 triệu người trên thế giới dựa vào các rạn san hô để có thực phẩm, việc làm, đồng thời chúng cũng giúp bảo vệ bờ biển khỏi bão và xói mòn. Các rạn san hô này cung cấp nơi trú ẩn cho sinh vật biển, với hơn 25% số loài sinh vật biển sinh sống trong các hệ sinh thái san hô. Theo nghiên cứu được công bố, san hô có thể sống sót sau sự kiện tẩy trắng nếu vùng nước xung quanh mát hơn và tảo quay trở lại. Các nhà khoa học tại Trung tâm Rạn san hô Quốc tế Palau ước tính phải mất ít nhất 9 - 12 năm để các rạn san hô phục hồi hoàn toàn sau các đợt tẩy trắng hàng loạt, theo nghiên cứu được công bố vào năm 2019.

Điều kiện tốt nhất để san hô tồn tại là thế giới cắt giảm lượng khí thải nhà kính để hạn chế biến đổi khí hậu. Nhiều nhà khoa học chỉ ra rằng chỉ cần nhiệt độ tăng thêm 1,2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, thế giới đã vượt qua ngưỡng quan trọng để rạn san hô tồn tại. Họ dự kiến ​​khoảng 70% đến 90% rạn san hô trên thế giới sẽ biến mất.

Để chống lại quá trình này, cộng đồng địa phương cũng cần triển khai các chương trình dọn dẹp rác khỏi các rạn san hô. Các nhà khoa học đang khẩn trương nhân giống san hô trong phòng thí nghiệm với hy vọng khôi phục các rạn san hô bị suy thoái. Tuy nhiên, hiện chưa có biện pháp nào trong số này có tác dụng bảo vệ san hô khỏi vùng nước ấm lên. Do đó, các nhà khoa học đang cố gắng thiết lập kế hoạch cho tương lai bằng cách đưa ấu trùng san hô vào các ngân hàng bảo quản lạnh và nhân giống các loại san hô mạnh mẽ hơn trong tương lai.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Các cuộc đàm phán giữa hai đảng trung dung lớn nhất ở Áo về việc thành lập chính phủ liên minh mà không có đảng Tự do cực hữu (FPO) đã sụp đổ - Thủ tướng Karl Nehammer thông báo, đồng thời nói thêm rằng ông sẽ từ chức trong những ngày tới.

Khách du lịch và người dân địa phương tại thành phố Las Vegas, bang Nevada, đang hoan nghênh ý tưởng bổ sung cảnh báo nhãn trên đồ uống có cồn để đáp lại khuyến nghị của Tổng Y sĩ Mỹ, ông Vivek Murthy.

Giới chuyên gia dự đoán, giá khí đốt sẽ tăng mạnh trên các thị trường lớn toàn cầu vào năm 2025, và dù có giảm vào năm 2026 - 2027, nhưng mức giá vẫn sẽ cao gấp đôi so với mức trung bình của thập kỷ trước.

Bộ Tư pháp Mỹ đã yêu cầu Tòa án Tối cao nước này bác bỏ đề nghị của Tổng thống đắc cử Donald Trump về việc trì hoãn thi hành luật cấm ứng dụng mạng xã hội TikTok hoặc buộc công ty mẹ ByteDance bán ứng dụng này trước ngày 19/1.

Truyền thông Israel ngày 4/1 dẫn nguồn tin Mỹ cho biết Washington đang thúc đẩy thương vụ bán vũ khí khổng lồ trị giá 8 tỷ USD cho Tel Aviv.

Lực lượng phòng không Nga bắn hạ 8 tên lửa ATACMS do Mỹ sản xuất, quân đội Nga và Ukraine tiếp tục đẩy mạnh sử dụng máy bay không người lái nhằm vào các mục tiêu của đối phương, chính quyền Mỹ chuẩn bị công bố gói hỗ trợ quân sự mới dành cho Ukraine. Đó là những diễn biến nổi bật trong cuộc xung đột Nga-Ukraine ngày 4/1.