Giải pháp cho giao thông xanh ở Hà Nội

Đối mặt với nhiều thách thức về ùn tắc giao thông, ô nhiễm không khí và tiếng ồn, Hà Nội đã đề ra chương trình và lộ trình cụ thể cho việc phát triển giao thông xanh trong giai đoạn 2025-2030.

Hà Nội hiện có 1,4 triệu ô tô và gần 7 triệu xe máy, cùng với khoảng 1,2 triệu phương tiện từ các tỉnh, thành phố khác tham gia giao thông.

Đi kèm với tình trạng ùn tắc giao thông, ô nhiễm không khí từ khí thải phương tiện cũng ngày càng nghiêm trọng, đe dọa tới môi trường, sức khỏe của người dân.

Ông Nguyễn Đức Khánh, giảng viên Viện Cơ khí động lực – Đại học Bách khoa Hà Nội, phân tích: "Số lượng ô tô và xe máy cá nhân đang tăng lên rất nhanh, mức độ tiêu thụ nhiên liệu thường cao hơn so với con số mà nhà sản xuất đưa ra, cũng như mức độ phát thải độc hại tăng lên rất nhiều".

Phát triển hệ thống giao thông xanh là xu hướng tất yếu.

Với tốc độ gia tăng phương tiện từ 4 -5%/ năm tại Hà Nội, việc phát triển hệ thống giao thông xanh là xu hướng tất yếu, có vai trò quan trọng để góp phần giảm ô nhiễm môi trường.

Nhiều giải pháp được các chuyên gia đưa ra nhằm phát triển giao thông xanh ở Hà Nội. Trong đó, đầu tư và phát triển hệ thống giao thông công cộng như mở rộng và nâng cấp mạng lưới xe buýt, xe điện và tàu điện ngầm; khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng thay vì xe cá nhân; chú trọng xây dựng các tuyến đường dành riêng cho xe đạp và đi bộ, nhằm tạo ra một không gian an toàn và thuận tiện cho những phương tiện giao thông thân thiện với môi trường.

Phát triển giao thông công cộng là giải pháp hàng đầu.

Ông Phan Trường Thành, Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính - Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, cho rằng việc khuyến khích người dân hạn chế các phương tiện cá nhân, tham gia giao thông công cộng là giải pháp tốt nhất để phát triển giao thông xanh ở Hà Nội.

Để phát triển giao thông xanh, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong việc thay đổi thói quen sử dụng phương tiện giao thông là điều cần thiết. Cần từng bước nhận thức được vai trò của giao thông công cộng, coi giao thông công cộng là một lựa chọn để sử dụng hàng ngày, góp phần giảm hơn nữa giao thông cá nhân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau một năm triển khai thi công, tuyến đường dần thành hình, đang từng bước hiện thực hóa Nghị quyết của Quốc hội và quyết tâm của Đảng bộ chính quyền và nhân dân Thủ đô trong nỗ lực xây dựng đồng bộ, tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng giao thông.

Phân loại rác tại nguồn, việc tưởng dễ nhưng lại khó triển khai do thói quen của nhiều người... Bắt đầu từ ngày 1/7, Quận Hoàn Kiếm thí điểm thực hiện điều này ở tất cả 18 phường trên địa bàn.

Bờ vở sông Hồng đi qua địa bàn các quận nội đô luôn là điểm nóng về đổ trộm phế thải và ô nhiễm môi trường. Tình trạng này thời gian qua đã được quận Ba Đình xử lý nhờ sự vào cuộc trách nhiệm của các lực lượng chức năng.

Hơn 10 năm nay, người dân sống dọc tuyến đường Nguyễn Cảnh Dị kéo dài thuộc quận Hoàng Mai khổ sở trước tình trạng thi công dở dang.

Vỉa hè vốn được dành cho người đi bộ. Nhưng lâu nay, bóng dáng người đi bộ thì ít, mà hàng quán, ô tô, xe máy ngang nhiên lấn chiếm vỉa hè thì nhiều.

Sáng 2/7, với 85/86 đại biểu có mặt tán thành, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua nghị quyết về việc thống nhất chủ trương ban hành đề án nâng cao năng lực và bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn Thủ đô giai đoạn đến năm 2025, định hướng năm 2030.