Hà Nội chuyển giao kỹ thuật cao cho y tế cơ sở

Thời gian qua, ngành Y tế Hà Nội đã triển khai thí điểm mô hình “bệnh viện chị - em” giữa Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn với Bệnh viện đa khoa Ba Vì. Qua mô hình này, bệnh nhân được "chuyển tuyến ảo" - tức là khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện nhưng vẫn được điều trị như ở các bệnh viện tuyến đầu của thành phố. Khoảng cách chuyên môn, khoảng cách địa lý giữa bệnh viện tuyến trên với tuyến dưới nhờ đó được rút ngắn.

Tiếp tục triển khai mô hình này ở giai đoạn II, trong năm nay, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn đã xây dựng kế hoạch phối hợp triển khai chuyển giao kỹ thuật mổ nội soi tại Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì và cả tuyến y tế cơ sở tại Trung tâm Y tế huyện Ba Vì. Với mô hình này, hằng ngày, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn thông qua hệ thống khám, chữa bệnh từ xa trao đổi chuyên môn, hướng dẫn quy trình kỹ thuật và trực tiếp điều trị đối với những ca bệnh nặng, phức tạp với Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì, Trung tâm Y tế huyện Ba Vì và nhiều đơn vị y tế tuyến xã.

Kỹ thuật mũi nhọn mổ nội soi điều trị thoát vị bẹn đã được Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn chuyển giao cho Bệnh viện đa khoa Ba Vì theo mô hình "bệnh viện chị - em". Việc chuyển giao không chỉ tại bệnh viện mà đội ngũ y bác sĩ còn trực tiếp xuống tuyến dưới cầm tay chỉ việc. Ngoài kỹ thuật mổ nội soi mang lại lợi ích cho bệnh nhân, bởi thời gian hồi phục nhanh và đảm bảo thẩm mỹ, thì với mô hình này, khi các bệnh viện tuyến huyện được chuyển giao và làm chủ các công nghệ, có thể giúp người dân được hưởng dịch vụ y tế kỹ thuật cao ngay tại địa phương.

Ngoài kỹ thuật ngoại khoa, thì các hoạt động tư vấn khám và sàng lọc miễn phí cũng tích cực được triển khai thực hiện. Điều này đặc biệt thiết thực trong bối cảnh các bệnh mãn tính không lây nhiễm, trong đó có huyết áp và đái tháo đường, gia tăng.

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cho biết, bệnh nhân được “chuyển tuyến ảo” và bác sĩ được “đi buồng điện tử” đã thật sự rút dần khoảng cách chuyên môn, địa lý giữa bệnh viện tuyến trên với bệnh viện tuyến dưới. Quan trọng hơn, người dân được các bác sĩ giỏi tuyến trung ương, tuyến thành phố điều trị ngay tại địa phương, giảm tỷ lệ chuyển tuyến, giảm quá tải cho tuyến trên.

Sau nửa năm triển khai, mô hình “bệnh viện chị - em” đã góp phần nâng cao năng lực chuyên môn cho bệnh viện tuyến dưới, giúp người bệnh được khám chữa bệnh ngay tại địa phương mà không cần phải đi xa, tiết kiệm được thời gian và chi phí khám chữa bệnh. Ngành y tế Thủ đô đã và đang không ngừng nỗ lực đổi mới công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và thực hiện ngay từ tuyến cơ sở.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hôm nay 21/12, tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, Thủ đô Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam và Hội Nghệ sĩ trẻ Việt Nam tổ chức Lễ mít tinh "Tiếp cận y tế toàn diện - Vì một Việt Nam khỏe mạnh", với sự tham gia của hơn 3.000 thanh niên và người dân Thủ đô.

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 3 ở phụ nữ từ 15-44 tuổi. Đó là thông tin được đưa ra tại hội nghị “Nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến chuyên ngành Sản - phụ khoa Hà Nội lần thứ 12 năm 2024” do Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tổ chức sáng 20/12.

Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận vừa thông tin về tiến độ của 2 bệnh viện "nghìn tỷ" là Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 (Hà Nam).

Bốn nạn nhân nặng trong vụ phóng hoả vừa xảy ra ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, được điều trị chuyên sâu tại Bệnh viện Bạch Mai, sức khoẻ đang tiến triển tốt.

Bệnh viện đa khoa Thanh Trì và Bệnh viện Thanh Nhàn vừa ký kết hợp tác toàn diện trong công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe người dân.

Hôm qua (19/12), Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tiếp tục khai trương thêm một bệnh viện đa khoa hiện đại điều trị hiếm muộn tại Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh.