Khi thầy cô thành nạn nhân bạo lực học đường | Hà Nội tin mỗi chiều

Khi xuất hiện tình trạng "bạo lực ngược" - học sinh bạo hành đối với giáo viên thì hậu quả sẽ rất khôn lường. Giáo viên sẽ trở thành nạn nhân trước mắt, còn học sinh sẽ trở thành nạn nhân lâu dài. Hành vi đó sẽ tác động tiêu cực đến nhân cách, đạo đức của học sinh và biến những đứa trẻ thành những con người hư hỏng.

Cô giáo dạy âm nhạc tại Trường THCS Văn Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang bị học sinh khóa cửa nhốt trong lớp, chửi bới và ném đồ vào người. Sau phút đầu chống cự, phản kháng, nữ giáo viên dần tỏ ra bất lực trước hành vi phản giáo dục của một số nam sinh. Theo ông Bùi Xuân Lượng, Chủ tịch xã Văn Phú, huyện Sơn Dương cho biết, sự việc xảy ra tại lớp 7C, nơi cô giáo trong clip dạy môn âm nhạc. Ông Lượng cho biết: "chuyện xuất phát từ hai phía, cả học sinh và giáo viên”. Giáo viên âm nhạc này nhiều lần có phát ngôn không chuẩn mực khi giao tiếp với học sinh.

Hình ảnh cắt từ clip vụ việc cô giáo ở Tuyên Quang bị nhóm học sinh xúc phạm, có hành vi bạo lực. Ảnh: kienthuc

Dựa trên các clip lan truyền trên mạng xã hội, luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội nhận định đây là một vụ việc bạo lực học đường dạng "bạo lực ngược", trong đó giáo viên là nạn nhân và người gây nên bạo lực học đường là học sinh độ tuổi THCS. Theo luật sư Cường, hành vi của giáo viên cũng không phù hợp với môi trường học đường. Hành vi ứng xử của giáo viên và học sinh trong các clip này là rất bất thường, không phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, không phù hợp với kỷ luật trong hoạt động giáo dục, ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường cũng như hoạt động giáo dục nói chung. Hành vi của học sinh có nguy cơ xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của giáo viên. Ở chiều ngược lại, chính những hành vi đó tác động tiêu cực đến sự phát triển, hình thành nhân cách của học sinh là trẻ em trong môi trường này. Sẽ rất nguy hiểm nếu như học sinh coi thường thầy cô giáo, tấn công lại thầy cô ngay tại lớp học. Nếu hiện tượng này diễn ra liên tục, kéo dài thì sẽ hình thành nên ý thức coi thường pháp luật, coi thường danh dự nhân phẩm của người khác. Khi để xảy ra "bạo lực ngược" - học sinh bạo hành đối với giáo viên thì hậu quả sẽ rất khôn lường. Giáo viên trở thành nạn nhân trước mắt còn học sinh sẽ trở thành nạn nhân lâu dài. Hành vi đó sẽ tác động tiêu cực đến nhân cách, đạo đức của học sinh và biến những đứa trẻ thành những con người hư hỏng.

Trong vụ việc trường THCS Văn Phú, chúng ta cần phải đánh giá một cách khách quan, toàn diện, phải có thông tin trung thực từ nhiều phía thì mới có thể kết luận chính xác và có hướng xử lý phù hợp. Thế nhưng, từ ở góc độ của một học sinh và hay một phụ huynh, có lẽ chúng ta cần nhìn nhận thêm về những áp lực mà thầy cô đang phải gánh trên vai.

Khi nói đến bệnh nghề nghiệp của nhà giáo, người ta hay nhắc đến các chứng bệnh liên quan đến phổi, họng, thanh quản. Nhưng thực sự chưa có một thống kê, hay một nghiên cứu nào về số lượng, tỷ lệ giáo viên bị trầm cảm, hay các chứng bệnh về tâm lý khác. Thực tế cho thấy tình trạng giáo viên bị các bệnh về tâm lý ngày càng nhiều và nguồn gốc phát sinh chính là nạn bạo lực học đường, trong đó giáo viên là nạn nhân. Ngày còn đi học, tôi từng chứng kiến cảnh một phụ huynh xông vào lớp học tìm cô giáo để "hỏi tội" với những lời lẽ rất khó nghe, chỉ vì cô giáo phạt học sinh bằng hình thức quét sân trường. Cưng chiều con trẻ quá mức, không ít bậc cha mẹ luôn tìm cách bảo vệ con trẻ bất kể con đúng sai ra sao. Những lời nói, hành động này không chỉ ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm mà còn tổn thương tình cảm nghề nghiệp của giáo viên, khi họ trao gửi nhiệt huyết nhưng nhận về những cay đắng, xót xa.

Và có lẽ thầy cô nào cũng từng có học trò "cá biệt". Đây cũng là những thủ phạm của tình trạng bạo hành giáo viên về tinh thần, thậm chí về thể chất. Nhiều người nghĩ "trẻ con biết gì đâu", thế nhưng trong thực tế luôn có những học sinh luôn cố tình tạo tâm lý ức chế cho giáo viên, hoặc cố ý khiêu khích. Nhiều học sinh cứ đến tiết một thầy cô nào "thấy không ưa" là cố ý ngủ, hoặc quậy phá, nói leo, nhiều khi với những ngôn từ xấc xược, vô lễ nhắm mục đích phá quấy. Không ít giáo viên trẻ, giáo viên dạy những môn được nhiều học sinh coi là “phụ” bước chân vào lớp với đôi chân nặng nề, và bước ra với đôi mắt đỏ hoe bởi những học sinh này. Người có bản lĩnh, được trang bị kỹ năng sư phạm “đầy mình” thì có thể kiềm chế rồi dần xử lý tình huống. Trường hợp giáo viên không thể kiểm soát được cảm xúc thì khiến câu chuyện trở nên đi quá xa.

Đáng tiếc là những chuyện như thế lại đang trở thành chuyện thường ngày, mà lẽ ra người trong ngành lẫn xã hội phải xem là nghiêm trọng, để chung tay cải thiện tình hình. Và dư luận không phân minh khi chỉ chĩa mũi dùi vào giáo viên khi xảy ra sự cố khủng hoảng giáo dục. Rất có thể một lúc nào đó điều này sẽ lên đến mức đỉnh điểm khi mà một số giáo viên đành phải lắc đầu ngao ngán cho qua để khỏi chuốc lấy phiền lụy./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hà Nội sẽ có thêm hai quận mới; Công ty vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông lãi tăng vọt nhờ đâu?; Hà Nội hỗ trợ tới 100% phí phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VneID... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Tăng lương giáo viên lên mức cao nhất; Hà Nội nỗ lực khôi phục vùng sen bách diệp; Cụ bà 6 lần chuyển 18 tỷ cho 'công an rởm'… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Bộ Công an đề xuất phạt tới 500 triệu đồng nếu để lộ thông tin cá nhân; Lừa đảo trực tuyến gây thiệt hại tới 390.000 tỷ đồng, tương đương 3,6% GDP; Xuất khẩu nông sản đã mang về cho ngành Nông nghiệp Thủ đô hơn 1,35 tỷ USD... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Người Hà Nội yêu hoa bằng lăng hơn vàng; Việt Nam đứng thứ hai thế giới về tỷ lệ sở hữu tiền số; Sau trận mưa lớn kéo dài ngày 12/5, nhiều tuyến phố ở Hà Nội ngập sâu và gây sạt lở đất ở Ba Vì… là những nội dung số trong chương trình hôm nay.

Tỷ lệ chọi lớp 10 công lập ở Hà Nội cao nhất 1/3,1; Hà Nội thí điểm quản lý thuế kinh doanh thương mại điện tử tại quận Hoàn Kiếm; Việt Nam được đề cử ở nhiều hạng mục của World Travel Awards 2024… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Bãi giữa sông Hồng sẽ thành công viên văn hóa; Bộ phận một cửa các cấp ở Hà Nội triển khai không dùng tiền mặt từ 1/6; Điểm mới trong công tác đăng ký và quản lý phương tiện xe ở Hà Nội… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.