Món ăn đường phố
Món ăn đường phố Hà Nội xuất phát từ văn hoá Thăng Long - Kẻ Chợ xưa. Ba mươi sáu phố phường thu hút dân buôn bán tứ xứ, người làm thuê ngoại tỉnh đến lập nghiệp. Đó là lý do món ăn đương phố ra đời để phục vụ cho những người dân lao động, với đặc điểm nhanh chóng, tiện lợi, giá cả phải chăng. Từ đó, những gánh hàng rong, những món ăn dân dã mộc mạc, ẩm thực nơi góc phố, vỉa hè đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân thành thị.
Món ăn đường phố Hà Nội không ngừng thay đổi và đa dạng theo thời gian. Những món ăn truyền thống từ khắp các tỉnh thành đã theo chân những người bán hàng về Thủ đô, nhưng khi đến đây, những món ăn lại được biến tấu để phù hợp với khẩu vị và thói quen của người Hà thành. Những món ăn vốn đơn giản, mộc mạc giờ đây không chỉ giữ nguyên hương vị cũ mà còn được thêm thắt, sáng tạo với nhiều nguyên liệu phong phú, cách chế biến đa dạng.
Sự biến tấu này không chỉ đáp ứng thị hiếu ngày càng cao của thực khách, đặc biệt là giới trẻ, mà còn tạo ra một dòng ẩm thực đường phố mới mẻ, đầy sáng tạo.
Món ăn đường phố là một nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của Hà Nội. Ngày càng có nhiều khu phố ẩm thực được hình thành, thu hút đông đảo người dân và du khách tới thưởng thức các món ăn đậm đà hương vị.
Diễn ra trong ba ngày cuối tuần qua, Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội đã thu hút hàng ngàn du khách tham quan và trải nghiệm.
Thời bao cấp đi đã qua hơn 40 năm nhưng với nhiều người, những hình ảnh về dòng người chen chúc xếp hàng chờ mua thực phẩm với tờ tem phiếu trên tay thật khó quên. Trong những năm tháng ấy, cơm độn - một món ăn giản dị nhưng chứa đựng biết bao cảm xúc và kỷ niệm của người Hà Nội xưa - luôn khiến ta bồi hồi nhớ về những năm tháng khó khăn nhưng cũng đầy tình thương yêu.
Là một trong những nhà thiết kế theo đuổi con đường nhung, lụa thêu tay, nhà thiết kế Nguyễn Thơ Thơ đã dành nhiều tâm huyết để đưa chất liệu nhung, lụa Việt Nam lên một nấc thang mới. Hành trình ghi dấu phong cách riêng của mình trong làng thời trang Việt của cô gái trẻ là cả một sự nỗ lực để hồi sinh, đưa những sản phẩm nhung lụa thêu tay truyền thống đến gần với đời sống đương đại.
Jack Soloman, một người Anh mang trong mình nửa dòng máu Việt Nam, đã kể lại câu chuyện của mình như một minh chứng cho xu hướng ngày càng nhiều người ngoại quốc đến Hà Nội và chọn nơi đây làm nơi gắn bó lâu dài.
Ngôi làng Tri Trung vốn là nơi nổi tiếng với những buổi biểu diễn chèo, đặc biệt hơn, các diễn viên chính đều là những người dân trong làng. Dù bận rộn với công việc hàng ngày, người dân trong làng vẫn đam mê những làn điệu chèo, coi đó như một phần không thể thiếu trong cuộc sống yên bình của họ.
Mặt trời đã ngủ, nhưng thành phố thì vẫn thức. Khi ánh đèn thay thế ánh mặt trời, cũng là lúc cuộc sống ở Hà Nội bước vào một nhịp điệu khác, với đa dạng lựa chọn sống của những người dân đô thị. Tất cả đều góp phần tạo nên nhịp điệu không ngừng nghỉ của một thủ đô đầy sức sống.
0