Nâng cao khả năng ngoại ngữ cho học sinh THCS

Sáng 11/4, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Ba Đình (Hà Nội) tổ chức chuyên đề "Ôn tập bổ trợ kỹ năng nghe - nói theo Giáo trình Tiếng Anh 6" tại trường THCS Thành Công. Đây là giờ học mà học sinh sử dụng tiếng Anh hoàn toàn với các giáo viên người nước ngoài.

Tham dự buổi dạy có ông Lê Đức Thuận - Trưởng phòng GD&ĐT quận Ba Đình, bà Lê Hoàng An - Chuyên viên phòng Giáo dục Trung học (Sở GD&ĐT Hà Nội), cùng cán bộ quản lý, giáo viên tiếng Anh của 14 trường THCS trên địa bàn quận Ba Đình, và các trung tâm tiếng Anh.

Giờ học được cô Stepanenko Yevheniia sử dụng hình ảnh, hoạt động, tổ chức bài giảng phong phú sinh động.

Phương pháp giảng bài gần gũi giúp học sinh thêm hứng thú học tập, tự tin giao tiếp bằng tiếng Anh và phát biểu xây dựng bài sôi nổi. Qua đó góp phần phát triển các kỹ năng (nghe - nói - đọc - viết) và học tập với giáo viên người nước ngoài.

Cô Nguyễn Ngọc Anh - Hiệu trường THCS Thành Công (quận Ba Đình) cho biết, học sinh nhà trường rất hào hứng với những giờ học tiếng Anh liên kết.

“Với giờ học liên kết do giáo viên người nước ngoài thì các em có nhiều cơ hội giao tiếp để học hỏi, phát huy khả năng ngoại ngữ, đặc biệt kỹ năng nghe - nói. Học sinh tự tin, tự nhiên như một lớp học không có tiếng Việt, tiếp thu kiến thức qua giao tiếp, hoạt động mà cô giáo đưa ra trong bài học.” - cô Ngọc Anh chia sẻ.

Học sinh trao đổi sôi nổi trong buổi học.

Ông Lê Đức Thuận - Trưởng phòng GD&ĐT quận Ba Đình cho biết, buổi sinh chuyên đề đã tạo cơ hội cho cán bộ quản lý, giáo viên dạy tiếng Anh các trường THCS trên địa bàn quận có thêm những kinh nghiệm triển khai tốt hơn công tác giảng dạy.

Chuyên đề triển khai theo kế hoạch số 307 của Sở GD&ĐT Hà Nội và kế hoạch số 26 của Phòng GD&ĐT quận Ba Đình về tổ chức hoạt động dạy học của các trung tâm ngoại ngữ liên kết tại các trường Tiểu học, THCS trực thuộc quận Ba Đình năm học 2022 -2023.  

“Qua chuyên đề, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của các trung tâm ngoại ngữ liên kết, đảm bảo thực hiện chất lượng, hiệu quả kế hoạch giảng dạy của Đề án dạy học bổ trợ ngoại ngữ đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Bên cạnh đó tăng cường, bổ trợ phần nghe, nói tiếng Anh cho học sinh. Đồng thời, tạo cơ hội cho các trung tâm ngoại ngữ giao lưu, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, tạo điều kiện cho giáo viên giữa các trung tâm tiếp cận với những phương pháp dạy học tiên tiến, hiện đại.”, ông Lê Đức Thuận nhấn mạnh.

Ngay sau dự giờ dạy, các chuyên gia và đại biểu đã thảo luận, trao đổi và chia sẻ rút kinh nghiệm về nội dung tổ chức hoạt động dạy học chuyên đề của các trung tâm ngoại ngữ liên kết tại các THCS (quận Ba Đình) năm học 2022 -2023.

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 1/11, Diễn đàn Quốc tế hoá Giáo dục Đại học lần thứ 7 đã diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của gần 100 trường đại học của Việt Nam và các nước, các tổ chức giáo dục, cùng 25 Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam.

Góp ý vào dự thảo mới của Bộ GD&ĐT, nhiều ý kiến của giáo viên cho rằng, nên công bố ngay tên các môn thi từ đầu năm học và không nên đợi đến tận cuối tháng 3 hằng năm, tránh gây áp lực không cần thiết cho học sinh.

Giai đoạn 2025 - 2030, hình thức thi tốt nghiệp THPT giữ ổn định phương thức thi trên giấy đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay môn thứ ba thi lớp 10 do các địa phương lựa chọn, nhưng với nguyên tắc hàng năm sẽ thay đổi, tránh chuyện học tủ, học lệch.

Ngày 31/10, tại Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020 - 2024 và chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: Giáo dục toàn diện để phát triển con người Việt Nam cả đức, trí, thể, mỹ luôn là tư tưởng xuyên suốt của Đảng và Nhà nước.