Phó Thủ tướng yêu cầu sớm hoàn tất thanh tra thị trường vàng
Phó thủ tướng Lê Minh Khái tiếp tục yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ của Chính phủ giao về quản lý thị trường vàng. Từ cuối năm ngoái đến nay, Chính phủ đã nhiều lần yêu cầu cơ quan này có các biện pháp quản lý thị trường vàng, không để giá vàng miếng chênh quá cao so thế giới.
Cuối 2023, giá trong nước chênh với thế giới tới 20 triệu đồng, buộc cơ quan quản lý phải lên tiếng và đề nghị các bộ vào cuộc thanh tra hoạt động mua bán vàng miếng, vàng nguyên liệu.
Ngoài việc yêu cầu không chậm trễ trong việc tổng kết Nghị định 24/2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, Phó thủ tướng đồng thời giao Ngân hàng nhà nước phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an và các cơ quan liên quan khẩn trương thanh tra, giám sát chặt chẽ thị trường này, hoạt động của các doanh nghiệp, cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng... Việc này nhằm đảm bảo ổn định, an toàn thị trường vàng, góp phần hạn chế tình trạng vàng hóa nền kinh tế, bảo đảm an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia.
Kết quả thanh tra được Phó thủ tướng giao báo cáo cho Thủ tướng ngay trong tháng 2 năm nay.
Nghị định 24 được ban hành từ 2012 với chủ trương "chống vàng hóa" nền kinh tế và đã phát huy hiệu quả trong thời gian qua. Theo nhiều chuyên gia, một số quy định của Nghị định 24 không còn phù hợp trong bối cảnh mới và cần được sửa đổi.
Trong suốt chục năm qua, Ngân hàng Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng và chỉ thuê Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) gia công khi có nhu cầu dưới sự giám sát của nhà điều hành.
Nguồn cung vàng miếng không tăng thêm trong chục năm qua, song gần đây Ngân hàng Nhà nước nói sẵn sàng tăng cung nếu cần thiết để can thiệp thị trường. Bên cạnh đó, cơ quan này nói cũng sẽ cân nhắc sự cần thiết của việc độc quyền vàng miếng SJC.
Số người tiêu dùng tại Eurozone sở hữu tiền điện tử đã tăng hơn gấp đôi trong hai năm qua, với phần lớn người sử dụng loại tiền này như một kênh đầu tư.
Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.
Để ngăn chặn “sốt” hàng và giữ giá ổn định dịp cuối năm, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa lớn phục vụ Tết Nguyên đán 2025.
Tại công điện mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, quản chặt thu - chi.
Với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, góp phần kích cầu tiêu dùng, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) sẽ tổ chức chương trình "Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024".
Nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các vùng sản xuất trọng điểm, Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao kiến thức, mở rộng diện tích các vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap.
0