Sức hút của thị trường văn phòng trung tâm Hà Nội

(HanoiTV) - Bất chấp đại dịch, nhiều doanh nghiệp nước ngoài vẫn có nhu cầu mở rộng hoạt động hay mở văn phòng mới tại Việt Nam. Nhờ vậy, thị trường cho thuê văn phòng đang ngày càng sôi động với nhiều dự án đạt chất lượng cao ra mắt.

Sức hút của văn phòng tại khu vực trung tâm là không thể phủ nhận

Sở hữu nhiều lợi thế, các tòa nhà văn phòng nằm tại khu vực trung tâm thủ đô luôn là những lựa chọn được các doanh nghiệp tìm kiếm đầu tiên. Đây là khu vực tập trung nhiều sở ban ngành, trụ sở ngân hàng và các tập đoàn đa quốc gia lớn nhất, tạo điều kiện cho việc hợp tác phát triển kinh tế cho các Doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc di chuyển, kết nối của các khách thuê doanh nghiệp cũng từ đó mà trở nên dễ dàng hơn. Theo chia sẻ của các vị chuyên gia Savills, tỷ lệ lấp đầy trung bình của các toà nhà cho thuê văn phòng tại quận Hoàn Kiếm luôn đạt trên 90%.

Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn cung, các dự án mới tại Hoàn Kiếm bị giới hạn về chiều cao xây dựng, đa phần các tòa nhà văn phòng hiện tại trong khu vực này đều đã được xây dựng cách đây từ 10 đến 15 năm. Điều này đã ảnh hưởng đến việc các khách thuê có thể gặp nhiều khó khăn khi tìm kiếm mặt bằng phù hợp ở khu vực này. Các giao dịch văn phòng trong 5 năm vừa qua vẫn tập trung chủ yếu tại khu vực Ba Đình, Đống Đa và Cầu Giấy.

Sau đại dịch COVID-19, nhu cầu văn phòng đầy đủ tiện nghi, môi trường làm việc thoải mái tăng cao, do nhân viên phải làm việc tại nhà trong một khoảng thời gian dài. Nhiều công ty chuyển đổi mô hình làm việc truyền thống sang mô hình làm việc kết hợp (hybrid work). Vì lẽ đó, ngoài các yếu tố như vị trí, diện tích và giá thành, các doanh nghiệp có nhiều yêu cầu hơn khi tìm kiếm một mặt bằng văn phòng vuông vắn, tòa nhà nhiều tiện ích cho nhân viên. Bên cạnh đó, thiết kế văn phòng đã chú trọng tới tiện ích và cơ sở vật chất cho nhân viên nhiều hơn, thay vì chỗ ngồi cố định, với mong muốn cải thiện năng suất làm việc cũng như sức khỏe tinh thần của người lao động.

Các doanh nghiệp có nhiều yêu cầu hơn khi tìm kiếm một mặt bằng văn phòng vuông vắn, tòa nhà nhiều tiện ích cho nhân viên.

Hiện tại, khu vực trung tâm thành phố có 238,800 m2 sàn văn phòng hạng A và hạng B. Trong tương lai gần, hai dự án mới sẽ bổ sung thêm nguồn cung cho thị trường bao gồm toà nhà Techcombank - số 6 Quang Trung năm 2022 và toà nhà Gelex 10 Trần Nguyên Hãn năm 2024. Bà Hoàng Nguyệt Minh, Giám đốc Cấp cao, Bộ phận Cho thuê Thương mại, Savills Hà Nội chia sẻ rằng đây là các dự án văn phòng chất lượng cao nổi bật tại Hà Nội cũng như khu vực Hoàn Kiếm, tạo điểm nhấn và gia tăng sự lựa chọn cho các khách thuê trong thời gian tới

Theo bà, “Sức hút của văn phòng tại khu vực trung tâm là không thể phủ nhận. Giá thuê và công suất cho thuê luôn ở mức cao so với các khu vực khác tại Hà Nội. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các toà nhà tại đây phải cạnh tranh với những dự án ở nội đô và phía Tây thủ đô với thiết kế hiện đại hơn và có chất lượng xây dựng tốt. Sự gia nhập của toà nhà Techcombank - số 6 Quang Trung bổ sung cho nguồn cung đang thiếu cho doanh nghiệp trong phân khúc cao cấp mà vẫn được hưởng lợi từ vị trí chiến lược. Đây cũng sẽ là điểm sáng của thị trường khi là dự án văn phòng duy nhất khai trương tại quận Hoàn Kiếm trong năm 2022.” Tòa nhà đạt các tiêu chuẩn hạng A quốc tế về chất lượng xây dựng và quản lý. Bên cạnh đó, Techcombank - số 6 Quang Trung được xây dựng theo tiêu chuẩn LEED Gold - chứng nhận quốc tế dành cho các công trình xanh.

Nội đô và phía Tây có thêm nhiều lựa chọn

Khu vực nội đô và phía Tây Hà Nội đang phát triển khá sôi động, với nhiều dự án chất lượng được ra mắt. Bà Hoàng Nguyệt Minh chia sẻ rằng, nguồn cung của Hà Nội trong vòng 3-5 năm tới tăng trưởng rất mạnh, tập trung vào các văn phòng Hạng A và Hạng B, trải dài tại khu vực quận Ba Đình, Tây Hồ và phía Tây Hà Nội. Riêng khu phía Tây Hà Nội sẽ cung cấp nhiều nhất lên tới 62% tổng nguồn cung tương lai.

Xét về giá thuê, mặt bằng văn phòng tại khu vực này có chi phí thấp hơn so với các mặt bằng văn phòng cho thuê tại khu vực trung tâm Hoàn Kiếm. Đáng chú ý, sự gia nhập của các dự án hạng A với chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, tiêu biểu là Capital Place. Đồng thời, dự án này cũng là tòa văn phòng xanh đầu tiên tại Hà Nội, đã nâng giá cho thuê trung bình của khu vực lên gần tiệm cận với giá thuê của khu vực Hoàn Kiếm. Nhờ vậy, chất lượng văn phòng cho thuê trong khu vực cũng được nâng tầm với các nước phát triển trên thế giới, không chỉ tại Việt Nam

Hiện nay, thị trường văn phòng cho thuê tại thủ đô ngày càng được đa dạng hoá, đem đến cho các doanh nghiệp nhiều sự lựa chọn. Theo chuyên gia của Savills, văn phòng tại khu vực trung tâm sẽ phù hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, với quy mô từ 50-100 nhân viên. Điều này là do khu vực trung tâm sẽ bị hạn chế về chiều cao xây dựng, và diện tích đất hẹp, khiến cho mặt bằng thuê trên một sàn thường dao động không qua 1.000m2 một tầng.

Trong khi đó, khu vực nội đô và phía Tây sở hữu diện tích mặt sàn lên tới 3.000m2 một tầng, thích hợp với công ty có nhu cầu diện tích thuê lớn. Tùy thuộc vào quy mô và nhu cầu diện tích sử dụng, các doanh nghiệp sẽ đều tìm được mặt bằng văn phòng cho thuê phù hợp.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Khoảng 10 năm trước đây, khái niệm du lịch homestay còn khá lạ lẫm với nhiều người, nhưng giờ đây đang trở nên quen thuộc, thậm chí bùng nổ du lịch homestay cùng với xu hướng “bỏ phố về rừng”. Đặc biệt, từ khi dịch COVID-19, xu hướng này phát triển ngày một mạnh mẽ hơn.

Tính đến ngày 27/9, có 10 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản công bố huy động vốn thành công thông qua việc phát hành trái phiếu riêng lẻ trong nước với tổng giá trị khoảng 27.000 tỷ đồng.

Nguồn cung nhà giá rẻ thiếu hụt trầm trọng. Trong khi đó, giá nhà lại ở ngưỡng quá cao. Điều này khiến cho người dân càng khó khăn hơn trong việc sở hữu căn nhà của riêng mình. Trước tình hình đó, nếu doanh nghiệp không tự thay đổi, tái cấu trúc và tìm các giải pháp hạ giá nhà thì sẽ rất khó để trụ vững.

Với ước tính thu nhập bình quân của người dân tại Hà Nội năm 2023 là 135 triệu đồng/năm, nếu dùng toàn bộ thu nhập để mua nhà thì để sở hữu một căn nhà tại Hà Nội, người dân cần khoảng 23 năm để mua chung cư, chưa tính tới các loại hình nhà đất khác. Rõ ràng, giá nhà ở Hà Nội đang quá cao so với mức thu nhập bình quân của người lao động.

Trong khi hàng loạt mặt bằng trên các tuyến phố lớn tại TP Hà Nội đang đóng cửa, treo biển cho thuê thì nhiều hộ kinh doanh đang có xu hướng dịch chuyển, tìm kiếm mặt bằng trong ngõ hẻm để tiết kiệm tối đa chi phí.

Một trong các mục tiêu của việc di dời nhà máy ra khỏi nội đô là giảm áp tải lên đô thị Thủ đô. Thế nhưng những khu 'đất vàng' sau khi các nhà máy đã di dời ấy được sử dụng ra sao? Mục tiêu của việc di dời ấy có đạt được hay không?