The La - Ngàn năm canh cửi

Một không gian trưng bày riêng về The La và tinh hoa của nghề canh cửi được Trung tâm Hoạt động văn hoá khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám phối hợp với nghệ nhân Lê Đăng Toản tổ chức nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và tôn vinh Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.

“The La – Ngàn năm canh cửi” là hành trình trở về với truyền thống dệt vải của làng La Khê, nay thuộc phường La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội, một làng nghề nổi tiếng từ xưa.

Trải qua những thăng trầm của lịch sử, nghề dệt bị gián đoạn. Đến năm 2002, nghề dệt the lụa được khôi phục. Nghệ nhân Lê Đăng Toản hiện vẫn nỗ lực duy trì nghề dệt the truyền thống của làng. Đến nay, khoảng 20 mẫu hoa văn the đã được phục dựng. Sản phẩm the lụa có nhiều ưu điểm như mềm mại, thoáng mát, không nhăn.

Nghệ nhân Lê Đăng Toản chia sẻ: "Trước kia quê hương có nghề dệt truyền thống từ rất nhiều đời, nhưng do xã hội thăng trầm nên mai một. Tôi bây giờ cũng được học lại và đang giữ gìn, phát huy, phát triển theo nhu cầu của xã hội. Tôi thấy rất là vinh dự và tự hào vì mình đang là người nắm giữ được nó".

Không gian trưng bày như một tác phẩm nghệ thuật sống động từ các loại vải the, sa, lụa, cùng với các bộ trang phục như áo dài, áo ngũ thân…Mỗi hiện vật đều gắn liền với dòng chảy lịch sử và văn hóa của La Khê.

Trưng bày mang đến một không gian văn hóa ấn tượng với sự sắp đặt nghệ thuật, là cơ hội để công chúng khám phá, tìm hiểu về nghệ thuật dệt may truyền thống, tôn vinh giá trị văn hóa dân tộc. Đây không chỉ là sự kết nối với quá khứ mà còn là lời tri ân dành cho văn hóa truyền thống và tinh thần của Hà Nội ngàn năm văn hiến. Đồng thời, lan tỏa để khách tham quan trong và ngoài nước biết đến làng nghề truyền thống dệt vải La Khê, góp phần gìn giữ và phát triển trở lại một trong những làng nghề Việt Nam.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau gần 3 năm đại trùng tu, điện Thái Hòa - công trình có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn đang dần được hoàn thiện, chờ ngày đón khách tham quan.

Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam mới, nằm trên địa bàn hai phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, có tổng diện tích gần 400 nghìn m2. Với thiết kế hiện đại, nhiều công năng, kiến trúc hiện đại, trưng bày về lịch sử chiến tranh, bảo tàng đã tạo một không gian lớn để khách tham quan tương tác và trải nghiệm.

Một không gian trưng bày riêng về The La và tinh hoa của nghề canh cửi được Trung tâm Hoạt động văn hoá khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám phối hợp với nghệ nhân Lê Đăng Toản tổ chức nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và tôn vinh Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.

Tối nay 19/10, tại phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây - một địa danh lịch sử nổi tiếng của xứ Đoài, chúng ta sẽ được chứng kiến một sự kiện âm nhạc đầy cảm xúc, chương trình Hòa nhạc Hanoi Concert với chủ đề "Đoài Melody - Giai điệu Đoài", do Đài Hà Nội tổ chức.

Lần đầu tiên có một công trường khai quật rộng với hơn 6.000 m² tại một ngôi làng cổ có niên đại khoảng 3.500 năm và cũng là lần đầu tiên phát hiện ra khu mộ tiền Đông Sơn.

Tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đang diễn ra một cuộc trưng bày độc đáo mang tên "Nà Pha - Nghệ thuật trang trí hoa văn của người Thái Nghệ An". Đặc biệt, trong số những tấm Nà Pha này, có tới 101 tấm là di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.