Tiếng trống trường đặc biệt

Có người nói với tôi rằng: nếu có một câu hỏi rằng tháng Chín về, âm thanh nào vắt ngang trời thương nhớ? Cô ấy sẽ không suy nghĩ lâu mà trả lời rằng, đó là tiếng trống trường.

“Tùng tùng tùng", tiếng trống từ ngôi trường tiểu học gần nhà cất lên đưa cô về giữa niềm háo hức. Háo hức buổi chào cờ với khúc Quốc ca trang nghiêm, tự hào. Háo hức đợi tiếng trống để cùng tụi bạn chạy ào ra sân những giờ chơi ngắn. Háo hức phút ngồi ngay ngắn lắng nghe tiếng thầy cô trên bục giảng và háo hức tiếng trống đặc biệt của ông Năm bảo vệ thuở nào dưới mái trường xưa ấy.

Ông Năm có dáng người nhỏ nhắn, nước da đen nhẻm tựa màu đồng. Đôi mắt ông trũng sâu và hàng lông mày dày rậm. Nhớ lần đầu gặp ông Năm trước cổng trường, tôi đã khá e dè không dám đứng kế bên vì cảm giác ông khá nghiêm nghị và vì ông chỉ có một bàn tay.

Sau này nghe anh chị lớp trên nói tôi mới biết, ông Năm từng kể ngày xưa ông tham gia chiến trường, một bên bàn tay trái đã bị đạn bắn. Ông còn đùa rằng không biết bàn tay bay tận đâu mà khi địch đi rồi, ông quay lại tìm hoài không thấy.

Buổi chào cờ với khúc Quốc ca trang nghiêm, tự hào. Ảnh: Báo Lao động.
Buổi chào cờ với khúc Quốc ca trang nghiêm, tự hào. Ảnh: Báo Lao động.

Sáng nào cũng vậy, khi đám học trò chúng tôi còn đang trùm chăn mê ngủ thì ông Năm đã đến trường. Kéo chiếc cổng sắt qua một bên, ông bắt đầu quét dọn. Hàng cây bàng mùa nào thay lá thì ông Năm lại đến sớm hơn, quét gọn sang một bên thành đống lớn rồi cho người ta mang về lót chuồng, ủ phân. Xong xuôi đâu đó, ông với tay lấy lọ phấn cùng xấp phiếu xe làm từ bìa giấy vàng, ghi số thứ tự rồi dán băng keo chồng lên trên để vé lâu rách.

Lần nào cũng vậy, khi chúng tôi đi ngang cửa ông cũng sẽ vừa chào vừa ghi phiếu. Ông đưa mắt nhìn một lượt, hễ đứa nào không đeo khăn quàng hay chưa bỏ áo vào trong quần ông đều nhắc nhở. Ông bảo tác phong tạo nên con người. Khi ấy tôi và đám bạn nghe cũng chưa hiểu lắm nhưng vẫn răm rắp dạ thưa rồi đưa tay chỉnh lại trang phục.

Như thành thông lệ cứ trước giờ đánh trống năm phút, ông Năm sẽ lại gần chiếc trống được đặt một bên góc trước văn phòng trường. Chiếc trống già đã bạc đi qua bao thế hệ học trò, lớp da bóng lưỡng bởi tiếng gõ của thời gian. Một bên dùng cùi tay giữ kệ, một tay ông Năm cầm dùi đánh mạnh vào giữa lòng trống. Âm thanh "tùng, tùng, tùng" vang khắp sân trường rồi vọng vào lớp học. Một hồi trống báo hiệu giờ ra chơi, hai hồi trống báo hiệu giờ vào lớp và ba hồi trống báo hiệu giờ ra về.

Tiếng trống trường không chỉ báo hiệu giờ giấc mà còn là biểu trưng của sự tôn trọng vào quy tắc đề ra cũng như rèn con người vào tính kỷ luật ngay từ thơ bé.
Tiếng trống trường không chỉ báo hiệu giờ giấc mà còn là biểu trưng của sự tôn trọng vào quy tắc đề ra cũng như rèn con người vào tính kỷ luật ngay từ thơ bé.

Có câu nói "nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò". Tôi nhớ như in sau giờ ra chơi giữa buổi chiều. Như mọi lần ông Năm với mái đầu lấm tấm muối tiêu tiến lại gần chiếc trống từ phía phòng bảo vệ. Khi đến gần, ông phát hiện hai cái dùi trống đã biến mất. Rõ ràng đầu giờ ông vẫn còn để nguyên chỗ cũ. Ông đưa mắt nhìn xung quanh kiếm tìm nhưng chẳng thấy đâu. Lúc ấy tôi và đám bạn nhủ thầm thể nào hôm nay cũng vào lớp trễ vì không có tiếng trống.

Thế nhưng, ông xắn tay áo phía bên trái rồi dùng cùi tay thay dùi trống. "Tùng, tùng, tùng", tiếng trống trường vẫn vang lên đúng giờ và đúng nhịp. Đám học trò lao nhao chạy ào vào lớp. Tôi đưa mắt nhìn lại thấy cùi tay của ông dường như đỏ ửng.

Đánh trống xong, ông kéo tay áo về lại như cũ rồi đi vòng bên hông phòng học. Tôi ngồi trong lớp nhìn ra cửa sổ, thấy ông đặt tay lên vai một cậu học trò đang lấm lét đứng núp sau góc tường. Cậu bạn sợ hãi, chân tay run lẩy bẩy, ngước nhìn ông Năm mà rơm rớm hai dòng nước mắt.

Ông Năm lặng thinh không nói gì nhưng nhìn hai hàng lông mày đang nhíu lại và đôi mắt với ánh nhìn dứt khoát, tôi biết ông đang giận lắm. Cầm hai chiếc dùi trống đang được cậu nhóc tinh nghịch giấu vào trong áo, phẩy tay ra hiệu cho cậu bạn trở về lớp học kẻo trễ, ông lẳng lặng đặt dùi trống vào chỗ cũ rồi quay trở lại phòng bảo vệ thay vì lên phòng giám thị để ghi tên cậu bạn ban nãy vào sổ phạt.

Tiếng trống trường không chỉ báo hiệu giờ giấc mà còn là biểu trưng của sự tôn trọng vào quy tắc đề ra cũng như rèn con người vào tính kỷ luật ngay từ thơ bé. Mãi sau này, mỗi khi đi đâu bắt gặp chiếc trống nằm yên nơi sân trường hay tiếng “tùng, tùng, tùng” tôi đều nhớ về khoảng thời gian tươi đẹp ấy, khoảng thời gian được ngồi trên ghế nhà trường và nhớ cả hình ảnh ông Năm dùng cánh tay bị đạn bắn gõ lên mặt trống tạo nên những thanh âm thật đặc biệt.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong khuôn viên của một ngôi trường cấp ba, nơi một cô giáo làm việc mỗi ngày, có trồng rất nhiều cây. Mỗi loài cây đều có sức hút riêng với những đặc tính khác nhau. Những gốc sala cuối góc sân trường luôn làm cô chú ý bởi vẻ đẹp thuần khiết nhưng mạnh mẽ; như bao thế hệ học trò vừa hồn nhiên trong trẻo, vừa tự tin. Mỗi khi trong lòng có những chênh vênh bất ổn, cô thường thả hồn mình trôi vào khoảng xanh mênh mông này để tìm lại bình yên.

Nhiều ngân hàng có lợi nhuận tăng mạnh quý III; Giá vàng hạ nhiệt; Ông Trump mất hơn 2,4 tỷ USD trong 3 ngày... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.

Hà Nội sẽ có thêm xe điện kết nối đường sắt đô thị; Đề xuất tăng tiền phạt khi vi phạm luật giao thông; Nhiều xe đạp vẫn ngang nhiên đi vào làn cao tốc; Tuyến buýt 87 - Kết nối sự thân thiện... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.

Có lẽ mỗi người đều có những quy chuẩn đại diện riêng cho cá nhân mình. Nên việc đề xuất khởi động chọn quốc phục Việt Nam đã trở nên “nóng” đến vậy.

Chúng ta đều hiểu rằng mối quan hệ giữa Người sử dụng lao động - Người lao động là mối quan hệ ràng buộc và phức tạp. Khi có tranh chấp phát sinh, đặc biệt khi có thiệt hại do người lao động gây ra thì vấn đề bồi thường như thế nào cho đúng quy định pháp luật?

Giao kết hợp đồng lao động là việc người sử dụng lao động và người lao động bày tỏ ý chí, thống nhất với nhau về việc xác lập hợp đồng lao động. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động. Vậy ai trong cơ quan, doanh nghiệp là người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động?