TP.HCM thừa nhà tái định cư, thiếu nhà ở xã hội

T.P Hồ Chí Minh đưa ra nhiều giải pháp "giải cứu" như tổ chức bán đấu giá, chuyển đổi công năng nhà tái định cư thành nhà ở xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn chưa đạt hiệu quả. Trong khi nguồn cung căn hộ mới giảm, người dân có nhu cầu ở thực không mua được nhà vì giá tăng phi mã thì lại có những khu nhà tái định cư bỏ hoang lãng phí.

Chương trình Phát triển nhà ở TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2030 đã được HĐND TP thông qua, chỉ tiêu nhà ở công vụ giai đoạn 2021 - 2025 dự kiến phát triển khoảng 1.400m2 sàn nhà ở công vụ. Nhưng hiện số lượng các dự án nhà ở xã hội vẫn đang thiếu trầm trọng, song trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh lại đang thừa khoảng 14.000 căn nhà tái định cư tại huyện Bình Chánh, TP. Thủ Đức (khu vực quận 9 và quận 2 cũ).

Nhiều lô chung cư bị bỏ hoang

Gần 10 năm qua bị bỏ hoang, xuống cấp. Nay tại huyện Bình Chánh, Khu tái định cư Vĩnh Lộc B dù đã đưa vào sử dụng gần 10 năm qua, nhiều lô chung cư vẫn bỏ trống vì nhiều hộ dân không đồng ý đến sinh sống… Trong khi nguồn cung căn hộ mới giảm, người dân có nhu cầu ở thực không mua được nhà vì giá tăng phi mã thì lại có những khu nhà tái định cư bỏ hoang lãng phí.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dự kiến trong tháng 7, bộ tiêu chuẩn về thiết kế các công trình nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ, trong đó có thiết kế về PCCC sẽ được ban hành.

Hà Nội đặt mục tiêu diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt khoảng 32m2 sàn/người và phát triển nhà ở xã hội mới khoảng 2,5 triệu m2 sàn nhà.

Với 29.000 căn hộ xây dựng vi phạm quy hoạch, việc cấp sổ cho người dân sẽ thực hiện song song cùng với xử lý vi phạm của chủ đầu tư.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa chủ trì cuộc họp cho ý kiến hoàn thiện dự thảo nghị định quy định về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hệ thống thông tin đất đai.

Gần 30 năm qua, Thành phố Hà Nội luôn dành sự quan tâm đặc biệt tới quy hoạch hai bên sông Hồng. Đây không chỉ là vấn đề giải quyết bài toán đô thị hóa, mà còn tạo ra động lực lớn để Thủ đô phát triển mạnh mẽ.

Tính đến cuối tuần qua, đã có 19 ngân hàng thương mại tăng lãi suất huy động từ 0,2-0,5%/năm. Nhiều người đang lo ngại lãi suất cho vay liên quan đến xây dựng, bất động sản vì thế sẽ bị tăng theo.