Đặc sắc Lễ hội Chử Đồng Tử Tiên Dung

Vào tháng 2 âm lịch hằng năm, du khách thập phương lại nô nức về dự lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung (hay còn gọi là lễ hội tình yêu) diễn ra ở huyện Khoái Châu, Hưng Yên. Đây là một trong 16 lễ hội lớn nhất cả nước, gắn với truyền thuyết Chử Đồng Tử - Tiên Dung.

Cách Thủ đô Hà Nội khoảng 20km, đi xuôi dòng sông Hồng sẽ đến đền Chử Đồng Tử hay còn gọi là đền Đa Hòa ở xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên nơi diễn ra Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung (từ mồng 10 đến 12/2 âm lịch).

Được tổ chức 3 năm một lần, lễ hội nhằm tưởng nhớ một huyền thoại đẹp về tình yêu bất tử. Năm 2023 lễ hội truyền thống này đã được ghi danh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đặc sắc Lễ hội Chử Đồng Tử Tiên Dung

Chia sẻ của một du khách đến từ Hải Phòng, chị Lê Thị Thủy cho biết niềm vui và sự háo hức khi được về Hưng Yên dự lễ hội. Chị bày tỏ sự thích thú khi được tìm hiểu về tình yêu của Chử Đồng Tử và Tiên Dung, nhất là về Chử Đồng Tử - một trong 4 vị thánh là Tứ bất tử của Việt Nam.

Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung còn giữ được rất nhiều nghi lễ cổ truyền vô cùng độc đáo, nổi bật là lễ rước Thành Hoàng làng của 9 làng thuộc Tổng Mễ xưa về đền Đa Hoà. Lễ rước nước vô cùng đặc sắc với sự tham gia của đoàn thuyền rồng khổng lồ lướt sóng ra giữa dòng sông Hồng lấy nước về lễ Thánh.

Lễ rước nước Thành Hoàng làng của 9 làng thuộc Tổng Mễ xưa về đền Đa Hoà

Đoàn rước uy nghi, sắc màu rực rỡ cùng tiếng chiêng, tiếng trống giục dã làm náo nức cả dòng người trẩy hội. Lễ rước nước là một nghi thức tâm linh rất đặc sắc, biểu hiện tín ngưỡng của cư dân sống ở ven sông Hồng với nền văn minh lúa nước, cầu mong cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.

Lễ hội mang giá trị văn hoá sâu sắc, là bức tranh về đời sống hết sức phong phú, sinh động của người Việt cổ vùng đồng bằng, trung du Bắc bộ trong việc khai phá đầm lầy, phù sa ven sông Hồng từ hàng ngàn năm về trước. Đây không chỉ là huyền thoại về tình yêu mà còn là bài ca về lòng hiếu thảo, về đạo làm người, là minh chứng của nền văn minh lâu đời của dân tộc Việt Nam.

Lễ hội là bức tranh về đời sống phong phú của người Việt cổ vùng đồng bằng

Đến với lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung, hòa trong không khí dòng người trẩy hội, bao bộn bề lo toan dần như tan biến, đọng lại là những tiếng cười, là niềm vui, là sự gắn kết cộng đồng trong mỗi người.

Trải nghiệm những nét đẹp văn hóa truyền thống trong lễ hội, mỗi du khách sẽ thấy mình lạc quan, yêu đời hơn, cảm thấy cuộc sống tốt đẹp, có ý nghĩa và sống hướng thiện hơn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chào mừng Ngày Di sản văn hoá Việt Nam 23/11, Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám khai mạc Triển lãm thư pháp Thăng Long - Hà Nội với chủ đề “Hương sắc Thăng Long”.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ 11 năm 2024 vào ngày 2/11.

Tại Triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức, 200 tác phẩm của 87 tác giả đã được giới thiệu tới công chúng.

Trong tháng 11/2024, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động đặc sắc với chủ đề “Về miền di sản tinh hoa và bản sắc”.

Ban nhạc Ngũ Cung được coi là nhóm nhạc tiên phong trong việc gìn giữ di sản bằng nghệ thuật âm nhạc khi chính thức ra mắt album mang tên "Di sản" vào hôm 1/11.

UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 30 năm Ngày du lịch Bình Thuận (24/10/1995 - 24/10/2025), trong đó điểm nhấn đáng chú ý là lần đầu tiên lễ hội thanh long sẽ được tổ chức tại địa phương.