Kem Tràng Tiền - Đặc sản ẩm thực nổi tiếng Hà thành
"Phi thực kem Tràng Tiền, bất thành người Hà Nội" là một câu nói quen thuộc mà rất nhiều người thế hệ trước nói vui với nhau về kem Tràng Tiền. Trong ký ức của những người Thủ đô, như bà Hàn Lạc Việt, kem Tràng Tiền không chỉ là món quà vặt. Cửa hàng kem Tràng Tiền là một địa điểm không thể bỏ qua mỗi lần ghé thăm Bờ Hồ.
Bà Việt, phường Hàng Bạc, Hoàn Kiếm, chia sẻ: "Tôi ở Hà Nội từ nhỏ, tôi đã ăn kem Tràng Tiền không biết cách đây bao nhiêu lâu rồi. Đi chỗ khác nhiều khi thấy không ở đâu ngon bằng kem Tràng Tiền".
Kem Tràng Tiền được xem là thương hiệu lâu năm nhất về mặt hàng kem tại Việt Nam, là sản phẩm gây được tiếng vang với khách thập phương.
Tiếng nhạc ngân vang trong không gian. Hương vị kem béo ngậy, thơm ngon, đậm đà. Đám đông xếp hàng mua kem, hào hứng ăn kem trên hè phố - một Hà Nội của hiện đại mà nguyên nếp xưa cũ như được tái hiện trước mắt khách hàng.
Trải qua bao năm tháng, kem Tràng Tiền luôn nỗ lực đổi mới và sáng tạo, không ngừng làm phong phú thêm trải nghiệm của khách hàng. Những sản phẩm độc đáo như kem mochi, kem xôi hay mới đây là những hộp bánh phu thê, cốm được sắp xếp tinh tế như phong cách của người Hà Nội, để du khách đến Hà Nội nhất định phải đi ăn kem Tràng Tiền, còn khi rời Hà Nội, bánh Tràng Tiền là món quà không thể thiếu.
Nhiều ý kiến cho rằng việc quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang, tái thiết một số khu vực quanh hồ Hoàn Kiếm là cần thiết để khai thác tiềm năng, biến hồ thực sự trở thành viên ngọc sáng của Thủ đô.
Những câu chuyện và ký ức về hồ Gươm không chỉ là những mảnh ghép quý giá về quá khứ, mà còn là cầu nối giữa các thế hệ, giúp chúng ta hiểu và trân trọng hơn giá trị của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến.
Bằng chính cuộc sống đời thường và tình yêu Hà Nội, hai nghệ sĩ Lan Hương và Đỗ Kỷ đã lan tỏa những giá trị văn hoá truyền thống qua nền tảng mạng xã hội TikTok - vốn là sân chơi sáng tạo của thế hệ trẻ.
Giữa những bộn bề cuộc sống, người ta luôn tìm kiếm cách để giải trí, để tái tạo năng lượng. Swing - môn nhảy sôi động là một cách để người trẻ tận hưởng cuộc sống.
Cổng Đục là đoạn phố nối giữa hai phố Hàng Vải và Hàng Mã, nơi đây đã trở thành một điểm nhấn trong bản đồ du lịch văn hóa của du khách.
Ngay giữa lòng Hà Nội, phiên chợ Yên ở phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông vẫn mộc mạc đậm chất quê, chứa đầy đủ yếu tố của một phiên chợ quê Bắc Bộ đúng nghĩa.
0