Khai thác, phát triển làng nghề của Hà Nội

Tại Đề án tổng thể phát triển làng nghề của Hà Nội từ nay đến 2030 đã nêu rõ thực trạng và giải pháp tổng thể để khai thác, phát triển làng nghề của Hà Nội.

Hà Nội hiện có 1.350 làng nghề, làng có nghề, trong đó có 327 làng nghề truyền thống chiếm khoảng 50% số lượng làng nghề truyền thống của cả nước.

Thời gian qua làng nghề có vai trò quan trọng đóng góp vào phát triển kinh tế chung của thành phố, tạo việc làm, sinh kế cho người dân, gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, thúc đẩy phát triển du lịch, quảng bá hình ảnh thủ đô ra thế giới.

Chiều 17/6, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã phố hợp với Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn tổ chức Hội thảo góp ý đề cương Đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2024-2030; tầm nhìn đến năm 2050.

Theo Đề án tổng thể phát triển làng nghề của Hà Nội từ nay đến 2030 nêu rõ thực trạng và giải pháp tổng thể để khai thác, phát triển làng nghề của Hà Nội; khôi phục, bảo tồn và phát triển các làng nghề đang bị mai một, tôn vinh nghệ nhân và đào tạo nghề cho người lao động làng nghề. Cùng với đó hoàn thiện đề án quy hoạch tổng thể các làng nghề trọng điểm theo hướng phát triển du lịch làng nghề.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội sẽ trình UBND thành phố Hà Nội thông qua Đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội và sẽ cụ thể, chi tiết từng phần của Dự án với sự phối hợp giữa các sở, ngành, quận, huyện và các Hiệp hội làng nghề của Hà Nội để triển khai Đề án.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ở Hà Nội có nhiều nghề truyền thống đã trở thành niềm tự hào của mảnh đất kinh kỳ Thăng Long. Trong đó có nghề đúc đồng Ngũ Xã. Trải qua thời gian cùng những biến cố của lịch sử,nghề đúc đồng nức tiếng của kinh thành Thăng Long dần mai một. Tuy nhiên đến nay, vẫn có những gia đình còn gìn giữ duy trì và phát triển nghề đúc đồng Ngũ Xã. Một trong số đó là gia đình nghệ nhân Nguyễn Văn Ứng.

Nhờ bao công sức, tâm huyết của những nghệ nhân ít ỏi còn lại, nghề đậu bạc đã dần được phục hồi, trở thành một nét độc đáo của đất Hà Nội nghìn năm văn hiến.

Tại Đề án tổng thể phát triển làng nghề của Hà Nội từ nay đến 2030 đã nêu rõ thực trạng và giải pháp tổng thể để khai thác, phát triển làng nghề của Hà Nội.

Hình thành và phát triển nghề mây tre đan từ 400 năm trước, đến nay làng Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ vẫn nổi tiếng với nghề truyền thống này.

Một nhóm bạn trẻ tâm huyết với văn hóa truyền thống đã phối hợp cùng các nghệ nhân nỗ lực hồi sinh nghề in khắc gỗ thôn Thanh Liễu (Hải Dương) đã tồn tại gần 600 năm.

Tò he là nét văn hóa dân gian mang đậm hồn Việt. Tuy món đồ chơi này không còn thịnh hành, vẫn có những nghệ nhân miệt mài giữ thú chơi này.