Phát huy các giá trị làng nghề Hà Nội

Hà Nội có cả nghìn làng nghề và làng có nghề, trong đó 327 làng nghề được công nhận. Việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hoá của các sản phẩm làng nghề truyền thống Hà Nội đang nhận được sự chung tay của nhiều tổ chức, cá nhân.

Làng lụa Vạn Phúc - Hà Đông, làng dệt lụa hơn 1000 năm tuổi, lâu đời và nổi tiếng bậc nhất của Hà Nội, có gần 800 hộ gia đình làm nghề dệt lụa, chiếm gần 60% tổng số hộ sinh sống tại nơi đây.

Lụa Vạn Phúc đẹp, óng. Làng nghề đã được trao bằng Di sản Văn hóa Phi vật thể cấp quốc gia và mới đây gia nhập mạng lưới làng nghề thủ công quốc tế.

Để bảo tồn di sản văn hoá và áo dài lụa Việt, mới đây, Hiệp hội UNESCO thành phố Hà Nội đã ra mắt thêm một thành viên mới là Câu lạc bộ UNESCO Di sản văn hoá và áo dài lụa Việt.

Câu lạc bộ sẽ thường xuyên tổ chức các hoạt động trình diễn, tôn vinh các sản phẩm áo dài lụa Vạn Phúc cũng như các sản phẩm làng nghề khác của Hà Nội, góp phần cùng Hiệp hội UNESCO thành phố gìn giữ, phát huy các giá trị di sản của Hà Nội theo tiêu chí của tổ chức UNESCO thế giới.

30 thành viên đầu tiên của Câu lạc bộ Di sản văn hoá và áo dài lụa Việt đều là những người yêu di sản văn hoá và yêu áo dài, có nhiều người là chuyên gia trong lĩnh vực này.

Áo dài đã trở thành một trong những hình ảnh biểu tượng cho văn hóa, con người Việt Nam đối với bạn bè quốc tế. Tôn vinh áo dài cùng không gian nghề thủ công làm ra chất liệu may áo dài... nhiều hoạt động ý nghĩa sẽ được Câu lạc bộ tổ chức, nhằm khơi dậy niềm tự hào, trách nhiệm giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa của Việt Nam.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Những ngày này, xã Hồng Vân thuộc huyện Thường Tín, Hà Nội, rực rỡ hơn khi các nhà vườn đồng loạt trưng bày cây cảnh nghệ thuật, thu hút rất nhiều du khách tới tham quan và mua sắm.

Trải qua hơn 1.000 năm lịch sử, Hà Nội là nơi lưu giữ những di sản vô cùng quý giá. Thủ tướng vừa quyết định công nhận 33 hiện vật, nhóm hiện vật là bảo vật quốc gia đợt 13 năm 2024, trong đó, có ba bộ sưu tập hiện vật từ Hoàng thành Thăng Long là đầu phượng thời Lý, bình ngự dụng và gốm Trường Lạc thời Lê sơ.

Thông qua triển lãm “Bữa tiệc Ánh sáng” tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, nữ họa sĩ Julia Oh đã có một hành trình nghệ thuật đầy xúc cảm, góp phần tăng cường quan hệ ngoại giao cũng như hiểu biết về mỹ thuật giữa hai nền văn hóa.

Hai làng nghề Hà Nội là gốm sứ Bát Tràng và dệt lụa Vạn Phúc chính thức được Hội đồng Thủ công thế giới công nhận, trở thành thành viên của Mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu.

Hà Nội đang còn lưu giữ nhiều làng cổ nổi tiếng. Trong đó, Làng Cựu ở xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên được biết đến với những ngôi biệt thự có kiến trúc cổ kính và độc đáo.

Đình cổ Đồng Lạc tại 38 Hàng Đào đã được xếp hạng là di sản văn hóa, một điểm đến quan trọng của những tour du lịch khám phá văn hóa lịch sử Hà Nội. Ngôi đình là một di tích quan trọng chứng minh cho các hoạt động buôn bán tơ lụa, hoạt động sản xuất thủ công truyền thống và văn hóa của người Thăng Long - Hà Nội.