Kiểm soát hành vi đấu giá đất để trục lợi

Bộ Tài nguyên và môi trường (TN&MT) đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 0:00
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 0:00
1x

Hiện nay, một số địa phương vẫn sử dụng bảng giá đất và các văn bản hướng dẫn thi hành của Luật Đất đai năm 2013 để làm giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp thửa đất, khu đất đã được đầu tư hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch chi tiết xây dựng. Do đó, đã có sự chênh lệch rất lớn giữa giá khởi điểm và giá trúng đấu giá.

Điều này tiềm ẩn nguy cơ lợi dụng đấu giá quyền sử dụng đất để trục lợi, gây nhiễu loạn thị trường, tác động đến phát triển kinh tế - xã hội, môi trường đầu tư, kinh doanh và thị trường nhà ở, bất động sản.

Hiện nay, một số địa phương vẫn sử dụng bảng giá đất cũ theo Luật Đất đai năm 2013.

Theo đó, Bộ TN&MT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khi áp dụng giá đất trong bảng giá đất tại khu vực, vị trí mà giá đất chưa phù hợp với thực tế, thì căn cứ quy định của pháp luật và tình hình của địa phương để quyết định điều chỉnh bảng giá đất. Trình tự điều chỉnh bảng giá đất thực hiện theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 71/2024/NĐ-CP.

Ảnh minh họa.

Phó Chủ tịch Câu lạc bộ BĐS Hà Nội Nguyễn Thế Điệp cho rằng việc Bộ TN&MT có văn bản đề nghị các địa phương điều chỉnh bảng giá đất theo Nghị định 71/2024/NĐ-CP là rất phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay, bởi sẽ làm giảm khoảng cách, sự chênh lệch giữa bảng giá đất trước đây so với giá thị trường; đồng thời hạn chế được tình trạng đầu cơ, thổi giá thông qua đấu giá quyền sử dụng đất như thời gian gần đây.

Điều này cũng không ảnh hưởng nhiều đến doanh nghiệp bất động sản, bởi các dự án nhà ở thương mại không áp dụng tính tiền sử dụng đất thông qua bảng giá đất mà chủ yếu áp dụng phương pháp thặng dư.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Theo quy định trước đây, một căn nhà ở xã hội (NƠXH) sau 5 năm sử dụng, khi chuyển nhượng phải đóng 50% tiền sử dụng đất. Nhưng nay, khi Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực thì người bán nhà không còn phải nộp khoản tiền sử dụng đất. Đó là những ưu đãi mà Nhà nước dành cho nhà ở xã hội.

Nhờ lợi thế về vị trí, hạ tầng giao thông, khu Đông Hà Nội và một phần Hưng Yên đang thu hút nhiều chủ đầu tư lớn và sẽ cung cấp một lượng lớn căn hộ cho thị trường bất động sản trong thời gian tới.

Trong báo cáo thẩm tra kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, Ủy ban kinh tế Quốc hội cho biết: “Tình trạng lũng đoạn, thổi giá, tạo sóng, đầu cơ đất đai, đẩy giá đất lên cao khiến cho việc mua bán hầu như chỉ diễn ra trong giới đầu cơ trong khi người dân, doanh nghiệp khó tiếp cận vì giá đất cao, vượt quá khả năng chi trả”.

Trên thực tế, việc đóng thuế, phí trong mua bán nhà, đất đã được thực hiện từ lâu. Bởi theo quy định hiện nay khi thực hiện việc chuyển nhượng bất động sản, người dân sẽ phải đóng 5 loại thuế, phí cơ bản.

Theo báo cáo vừa công bố của Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), năm 2025, giá căn hộ chung cư tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM sẽ "giảm nhiệt" do nguồn cung gia tăng mạnh.

Việc mở rộng loại đất làm nhà ở thương mại được giới chuyên gia đánh giá là cần thiết để giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn cung bất động sản, do nhiều dự án dở dang, không đáp ứng quy định về điều kiện thực hiện dự án nhà ở thương mại.