Mãn nhãn triển lãm nghệ thuật Hokusai đầu tiên tại Việt Nam
Chuyển động 360 độ nhờ công nghệ hiện đại, kết hợp với ánh sáng và âm nhạc đặc trưng như tiếng cổ cầm Koto, Shamisen và trống Taito khiến cho những kiệt tác của danh họa Hokusai như sống dậy. Từng ngọn sóng cuồn cuộn, đàn cá bơi lội trên các bức tường và trải dài dưới sàn, những nàng Geisha nhảy múa, giúp người xem thỏa mãn mọi giác quan.
Bạn Lê Nguyễn Diễm My - thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương, nhận xét: “Triển lãm rất đẹp, có sự đầu tư và có rất nhiều chỗ check in đẹp. Các bạn trẻ đến đây rất nhiều và triển lãm này đáng để đến. Cơ hội cho sinh viên có thể trải nghiệm đa giác quan mà không tốn nhiều chi phí”.
Bạn Trần Thị Quỳnh Nga - thành phố Bến Cát, tỉnh Bình Dương: “Đúng như cái tên triển lãm đa giác quan, triển lãm này mình vừa có thể thưởng thức âm nhạc và chiêm ngưỡng những bức tranh của họa sĩ lừng danh, em cảm thấy rất thú vị”.
Triển lãm nghệ thuật đa giác quan Hokusai có không gian 1.500m2. Các khu vực được bố trí riêng biệt với các thiết kế và chất liệu đậm chất Nhật Bản, trưng bày các bộ tranh khác nhau của danh họa Hokusai, trong đó có nhiều tác phẩm nổi bật như Sóng lừng, Núi Phú Sĩ đỏ…
Đặc biệt, các khung tranh được tích hợp công nghệ 3D Mapping, AR khiến người xem “vỡ òa” vì thích thú.
Ngoài ra, tại triển lãm, khách tham quan còn có cơ hội tìm hiểu về nghệ thuật in mộc bản Nhật Bản, cuộc đời sáng tác và những câu nói để đời của danh họa Hokusai - biểu tượng vĩ đại của nghệ thuật Phù thế. (Phù thế là tên gọi dành cho là một trào lưu hội họa cực thịnh tại Nhật Bản xuyên suốt thế kỷ 17-19. Nghệ thuật tranh khắc gỗ Nhật Bản được gọi là Ukiyo-e, ghép từ “ukiyo” (thế giới phù hoa, kỳ ảo) và “e” (hình).
Triển lãm mở cửa miễn phí từ ngày 12/8 – 12/10.
Đại diện Ủy ban Quốc tế Đại lễ Vesak Liên hợp quốc ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của núi Bà Đen (Tây Ninh) trong chuyến khảo sát các điểm tham quan dành cho phật tử trong Đại lễ Vesak 2025.
Ngày 8/10, Lễ trao giải Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội lần thứ 17 năm 2024 diễn ra tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã trao 4 giải thưởng, trong đó Giải thưởng lớn được trao cho Giáo sư, tiến sĩ, Kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính - một “hiệp sĩ của những di tích kiến trúc”.
Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ Đô và 65 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Bát Tràng, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Làng gốm Bát Tràng và Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Triển lãm “Hồn của Đất - gốm sứ mỹ nghệ Bát Tràng”. Tới dự có Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải.
Nhân dịp kỉ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, sáng nay (8/10), Bảo tàng Hà Nội phối hợp với Hội Cổ vật Thăng Long – Hà Nội tổ chức trưng bày chuyên đề “Văn minh sông Hồng đến Hà Nội phố”.
Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội, Ban Quản lý Khu di tích Cổ Loa tổ chức trưng bày “Cổ Loa - Dấu ấn lịch sử và văn hoá”.
Ngoài Ô Quan Chưởng hiện còn khá vẹn nguyên, các cửa ô còn lại chỉ còn tên gọi, thay vào đó là những tuyến phố sôi động bán mua, tấp nập người xe. Thủ đô phát triển, ngày một hiện đại, không gian kiến trúc cửa ô rộng mở, vượt lên không gian 36 phố phường. Nhưng 5 cửa ô một thời sẽ mãi sâu đậm trong ký ức người Hà Nội.
0