Món ăn Việt lọt top 100 món ngon nhất thế giới
Bún riêu là một món ăn truyền thống, có nguồn gốc từ vùng đồng bằng sông Hồng của Việt Nam. Riêu cua là canh chua được nấu từ gạch cua, thịt cua giã và lọc cùng với quả dọc, cà chua, mỡ nước, dấm bỗng, nước mắm, muối, hành hoa.
Bún riêu thường thêm chút mắm tôm để tăng thêm vị đậm đà, thường ăn kèm với rau sống. Đây là món ăn có vị chua thanh, ăn vào mùa hè rất mát nên được người Việt rất ưa thích. Trên các đường phố của Việt Nam, du khách có thể dễ dàng nhận thấy rất nhiều hàng quán bán bún riêu, bún riêu cua với nhiều cách nấu khác nhau.
Dù nấu theo cách nào thì món ăn này vẫn có điểm chung là sự kết hợp hài hòa giữa hương thơm đặc trưng cùng vị ngọt và chua, đưa chúng vào danh sách những món ăn được yêu thích nhất.
Với những ý nghĩa đặc biệt, hoạt động trình diễn di sản ẩm thực, talkshow “Cơm nhà và cỗ Tết” đã được tổ chức tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa phố cổ.
Gắn liền với mùa xuân, không thể quên đi những chiếc đầu lân, đầu rồng hay đầu sư tử - các linh vật biểu trưng cho niềm may mắn của năm mới. Sự rộn ràng và náo nức của mỗi mùa Tết thường đến trước hết với các xưởng sản xuất đầu lân, sư, rồng.
Sáng nay (11/1), tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa phố cổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, chương trình trình diễn di sản ẩm thực cùng talkshow “Cơm nhà và cỗ Tết” đã được tổ chức.
Gần ba tuần nữa là đến Tết, người Tứ Liên, Nhật Tân không sốt ruột. Cứ bình thản, quất Tứ Liên, đào Nhật Tân sẽ mang tết tới cho mọi nhà.
Nhắc đến Bát Tràng, mọi người thường nghĩ nơi đây là một trong những vùng tinh hoa nghề gốm lâu đời của Việt Nam. Thế nhưng ít ai biết rằng, Bát Tràng còn có nền văn hóa ẩm thực truyền thống độc đáo, trong đó cỗ Bát Tràng được xem là mâm cỗ thể hiện trọn vẹn nét đẹp tinh túy đặc sắc văn hóa ẩm thực của xứ Kinh kỳ xưa.
Sự tươi mới của mùa xuân không chỉ đến trong không khí Tết rộn ràng mà còn hiện lên trong những tà áo dài rực rỡ. Mặc áo dài vào dịp Tết là cách mà những người phụ nữ Hà Nội thể hiện nét đẹp thanh lịch của mình để đón chào năm mới.
0