Nhiều cơ hội du học tại Đài Loan (Trung Quốc)
Từng có hai năm du học tại Đài Loan (Trung Quốc), bạn Nguyễn Việt Minh Châu (Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội) bị cuốn hút bởi môi trường học tập hiện đại, các ngành học đa dạng và cơ hội việc làm rộng mở. Chính những trải nghiệm tích cực này đã khiến Minh Châu quyết định tiếp tục đăng ký theo học chương trình thạc sĩ tại đây để phát triển bản thân trong môi trường quốc tế.
Bạn Minh Châu chia sẻ: "Em đã tham khảo nhiều chương trình học bổng tại Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, nhưng vẫn cảm thấy Đài Loan (Trung Quốc) mang đến nhiều cơ hội và trải nghiệm nhất. Các trường đại học ở đây cung cấp đa dạng các suất học bổng như học bổng toàn phần 100%, học bổng 80%, hay hỗ trợ sinh hoạt phí hàng tháng cho sinh viên đạt thành tích tốt".
So với các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu, du học sinh tại Đài Loan (Trung Quốc) không cần phải đáp ứng quá nhiều điều kiện khắt khe như chứng minh tài chính hay thủ tục visa phức tạp. Nhờ chính sách mở, Đài Loan thu hút sinh viên quốc tế với quy trình đơn giản, nhanh chóng. Đặc biệt, nhiều trường đại học tại đây nằm trong top 100 thế giới, với chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn Mỹ, giúp Đài Loan đứng thứ 17 trên thế giới về chất lượng giáo dục.
Bà Trần Huyền Anh, Giám đốc Văn phòng Học bổng Giáo dục Quốc tế cho biết: "Chính phủ Đài Loan có những chính sách hỗ trợ sinh viên thông qua các tập đoàn lớn đề xuất lên Bộ Giáo dục để cung cấp học bổng toàn phần. Ngoài ra, chi phí sinh hoạt tại Đài Loan khá hợp lý, chỉ khoảng 6-8 triệu đồng/tháng, tương đương chi phí sinh hoạt tại Việt Nam. Môi trường học tập và cơ sở vật chất ở đây cũng rất tốt, đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập và sinh hoạt của du học sinh".
Nhờ những chính sách hấp dẫn, Đài Loan đang trở thành một điểm đến du học lý tưởng đối với sinh viên quốc tế, trong đó có sinh viên Việt Nam. Hiện nay, có gần 100.000 du học sinh nước ngoài đang học tập tại Đài Loan và đến năm 2025, chính phủ đặt mục tiêu thu hút khoảng 300.000 sinh viên quốc tế.
Ngoài chính sách mở, Đài Loan còn tập trung đào tạo những ngành học theo xu hướng toàn cầu, đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao cho các tập đoàn đa quốc gia tại Đài Loan cũng như trên thế giới.
Sinh viên Nguyễn Thị Phương, Trường Đại học Ngoại ngữ Văn Tảo, Đài Loan (Trung Quốc) cho biết: "Sau khoảng 2 tháng làm quen với môi trường học tập và hoàn thành thủ tục thẻ cư trú, sinh viên có thể xin việc làm thêm. Các trường đại học luôn hỗ trợ và hướng dẫn sinh viên tìm kiếm việc làm phù hợp tại các khoa, phòng hợp tác quốc tế của trường hoặc làm thêm bên ngoài."
"Thủ tục xin visa và chứng minh tài chính để du học Đài Loan (Trung Quốc) khá đơn giản, nhanh gọn. Chi phí chứng minh tài chính chỉ từ 120-150 triệu đồng, thấp hơn rất nhiều so với du học tại châu Âu. Hồ sơ đăng ký du học cũng ít giấy tờ và xử lý nhanh hơn", bạn Nguyễn Việt Minh Châu cho biết thêm.
Hiện tại, Việt Nam có khoảng 29.000 doanh nghiệp FDI, trong đó nhiều doanh nghiệp FDI đến từ Trung Quốc. Hầu hết các doanh nghiệp FDI Trung Quốc đang tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao, được đào tạo bài bản, hiểu biết về văn hóa và môi trường làm việc tại Đài Loan cũng như Trung Quốc đại lục. Do vậy, các du học sinh sau khi tốt nghiệp cũng dễ dàng tìm kiếm việc làm ở Đài Loan (Trung Quốc) hoặc tại Việt Nam.
Tôn sư trọng đạo là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Câu nói xưa “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy” nhắc nhở chúng ta về truyền thống tri ân những người đã vun đắp cả tri thức lẫn nhân cách cho bao thế hệ. Đây chính là hành trang quý báu để chúng ta tiếp bước trên con đường hướng tới tương lai tươi sáng.
Năm 2025, bên cạnh một số trường đại học bỏ xét học bạ, nhiều trường vẫn dành vài nghìn chỉ tiêu để tuyển theo phương thức này.
Năm 2024, ngành giáo dục Hà Nội dẫn đầu cả nước về thành tích trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế; đổi mới phương pháp dạy học… Kết quả đạt được với sự tâm huyết, sáng tạo, sự nỗ lực của các trường trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục, nhất là giáo dục mũi nhọn.
Giáo dục và đào tạo được xác định là đột phá chiến lược đảm bảo các điều kiện quan trọng cho sự bứt phá của dân tộc trong kỷ nguyên mới. Mục tiêu đặt ra cho ngành giáo dục là cung cấp được nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo ra năng suất lao động cao hơn cho nhiều lĩnh vực để góp sức vào kỷ nguyên mới.
Giáo dục và đào tạo được xác định là quốc sách hàng đầu, là đột phá chiến lược đảm bảo các điều kiện quan trọng cho sự bứt phá của dân tộc. Trước yêu cầu đó, mục tiêu đặt ra cho ngành Giáo dục đó là cung cấp được nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo ra năng suất lao động cao hơn, để góp sức vào kỷ nguyên mới. Nhân dịp đầu xuân năm mới Ất Tỵ 2025, phóng viên Đài Hà Nội đã có cuộc phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn xung quanh chủ đề này.
Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 91, trình Quốc hội xem xét dự thảo Luật Nhà giáo... là những thành tựu, hoạt động nổi bật của ngành giáo dục cả nước năm 2024. Đối với giáo dục Thủ đô, năm 2024 tiếp tục để lại nhiều dấu ấn, ghi nhận và khẳng định những đóng góp to lớn của các thế hệ thầy và trò, góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng Thủ đô và đất nước.
0