Sức sáng tạo không ngừng của nghệ sỹ mỹ thuật trẻ
Dễ dàng nhận thấy nhất là tính đột phá trong tác phẩm và loại hình đồ họa đã xuất hiện nhiều và phong phú hơn hẳn. Sau 5 tháng phát động, Ban Tổ chức Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ VII đã nhận được 1.050 tác phẩm của 300 tác giả trong cả nước gửi về tham dự. Hội đồng nghệ thuật đã tuyển chọn 148 tác phẩm của 121 tác giả để trưng bày triển lãm. Mỗi tác phẩm đều đề cập đến những vấn đề của cuộc sống đương đại với góc nhìn của những người trẻ, phản ánh sự phát triển của các loại hình nghệ thuật đương đại hiện nay.
Họa sĩ Ngô Duy Hiển chia sẻ: “Chất lượng các tác phẩm rất là cao, tinh thần của các bạn nghệ sĩ cũng rất nhiệt huyết. Đa phần là các bạn trẻ nhưng góc nhìn lại vô cùng sâu xa và đợt này các bạn lại đưa các chất liệu đặc biệt hơn, mang tính chất media và kỹ thuật số, một chút sắp đặt mang tính thị giác rất lớn cho người xem ngoài và cả người chuyên môn".
Theo đánh giá của Hội đồng nghệ thuật, những năm qua, nhất là sau khi dịch bệnh Covid-19 và những biến động của thế giới, đời sống mỹ thuật Việt Nam đã có những chuyển biến trong thời kỳ hội nhập quốc tế và thế giới với tư duy sáng tạo mới trong quan điểm sáng tác nghệ thuật của các nghệ sĩ trẻ. Sự trăn trở của các nghệ sĩ trẻ với các vấn đề của cuộc sống xã hội đương đại được gửi gắm vào tác phẩm, công chúng yêu nghệ thuật có cái nhìn rõ nét hơn về nghệ thuật đương đại.
Ban Tổ chức đã lựa chọn 27 tác phẩm, bộ tác phẩm xuất sắc để trao giải thưởng. Ba giải Nhất được trao cho các tác phẩm: “Mẹ tôi” của Vàng Hải Hưng, thể loại hội họa; “Suốt” của Phạm Thùy Dương, thể loại sắp đặt; “Sau cơn mưa” của Bùi Thị Yến Vy, thể loại đồ họa. Ban Tổ chức trao 4 giải Nhì, 9 giải Ba, 11 giải Khuyến khích và 2 giải thưởng tác phẩm là đồ án tốt nghiệp.
Là sân chơi để tôn vinh các tài năng trẻ trong nền mỹ thuật đương đại, Festival Mỹ thuật trẻ được tổ chức hai năm một lần, luôn là nơi gặp gỡ sôi nổi của các họa sĩ, nhà điêu khắc, nghệ sĩ đồ họa; phản ánh sự phát triển các loại hình nghệ thuật đương đại cũng như đời sống mỹ thuật Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.
Sự kiện không chỉ tôn vinh những tài năng trẻ mà còn là cầu nối đưa nghệ thuật đến gần hơn với công chúng. Đây là cơ hội để các nghệ sĩ trẻ giới thiệu những tác phẩm đặc sắc, phản ánh những góc nhìn mới mẻ, sáng tạo và những suy tư về xã hội, con người và văn hóa đương đại.
Khi không khí Tết Ất Tỵ 2025 bắt đầu tràn ngập, tại huyện Hóc Môn (TP.HCM), một xưởng chế tác tượng đang thu hút sự chú ý với những mô hình rắn khổng lồ độc đáo.
Với người Hà Nội, uống trà là một thú chơi thanh đạm. Pha cho mình cũng như pha trà mời khách, người ta phải để vào đó nhiều công phu. Sự cầu kỳ, tỉ mỉ của nghệ thuật ướp trà, pha trà rồi thưởng trà…, tất cả phối hợp hoàn hảo với nhau để tạo nên nét văn hóa thưởng trà riêng có của người Hà Nội xưa.
Quận Hoàn Kiếm vừa khánh thành dự án chỉnh trang tuyến phố ẩm thực ngõ Hàng Bông – Tống Duy Tân, đánh dấu thêm một dự án nghệ thuật công cộng sau phố bích hoạ Phùng Hưng và Cửa Nam.
Là tuyến phố thơ mộng nằm ven hồ Tây, đường Quảng An có sức lôi cuốn đến kỳ lạ. Ở bất cứ điểm nào của con phố, du khách đều có thể ngắm được mặt nước mênh mông của hồ Tây.
Từ nay đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên địa bàn Hà Nội sẽ diễn ra nhiều hoạt động văn hoá đặc sắc, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, để mỗi người, mỗi nhà đều có thể chọn cho mình những điểm đến vui xuân ý nghĩa.
Hoạt động biểu diễn văn hóa nghệ thuật ở phố cổ Hà Nội bắt đầu được triển khai từ năm 2014 tới nay, với sự tham gia của nhiều trung tâm, đoàn nghệ thuật và câu lạc bộ truyền thống lẫn hiện đại, tạo ra sự hấp dẫn riêng của phố cổ Hà Nội. Toàn bộ 20 điểm biểu diễn đều phục vụ miễn phí người dân và du khách tham quan.
0