Tái hiện không khí Tết cổ truyền tại nhiều trường học

Với mong muốn học sinh hiểu những giá trị tốt đẹp của ngày Tết cổ truyền và luôn biết yêu thương, chia sẻ, nhiều trường học Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động hoạt động ý nghĩa. Một lần nữa, không khí Tết cổ truyền đã được tại hiện tại trường học với nhiều cung bậc cảm xúc.

Những chiếc bánh chưng vuông vức, những ánh lửa bập bùng khi trời còn chưa sáng là không khí tại trường THPT Trí Đức trong ngày cuối cùng các em học sinh đến trường, trước khi về nghỉ Tết cùng với gia đình.

Những chiếc bánh chưng do tự tay các em học sinh gói, sẽ được mang về làm quà tặng cho bố mẹ. Hoạt động gói bánh chưng đã thu hút rất đông học sinh tham gia.

Tái hiện không khí Tết cổ truyền tại nhiều trường học

Em Nguyễn Ngọc Thu Ánh - Học sinh Trường THPT Trí Đức, TP Hà Nội chia sẻ, con cảm thấy rất vui, vừa rồi con cũng tham gia chương trình gói bánh chưng và ở trong đội ngũ buộc lạt với các bạn. Đây là lần đầu tiên con làm, nên con cảm thấy rất vui và biết thêm nhiều điều mới mẻ và những chú ý cần thiết khi gói bánh chưng.

Ngoài tham gia ngày hội gói bánh chưng, các em học sinh tại đây còn được tham gia vào các trò chơi dân gian như ném còn, chơi cờ người. Học sinh được trải nghiệm các hoạt động du xuân thú vị.

Các em học sinh được tự tay gói bánh chưng và tham gia các hoạt động du xuân thú vị khác

Cô giáo Nguyễn Thị Nhật Lệ - Giáo viên Trường THPT Trí Đức, TP Hà Nội cho biết, tất cả những bộ môn, trò chơi dân gian diễn ra đều là những trò chơi mang ý nghĩa truyền thống của dân tộc Việt Nam, với mục tiêu vừa giáo dục, vừa trau dồi thêm vốn sống, vốn hiểu biết và tình yêu của các con đối với các trò chơi gian dân và văn hoá cổ truyền của Việt Nam.

Bằng nhiều hoạt động hấp dẫn về ngày Tết cổ truyền, các trường học đã mang đến cho học sinh nhiều trải nghiệm đáng nhớ, góp phần vẽ lên kí ức đẹp trong tuổi thơ của học sinh.

Việc đa dạng hóa các hình thức, nội dung giáo dục về chủ đề Tết Việt đã giúp các em học sinh có thêm cơ hội được hiểu biết, học hỏi, khám phá để từ đó có ý thức gìn giữ, phát huy tốt hơn những giá trị truyền thống của dân tộc.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Festival thu Hà Nội lần thứ hai năm 2024 sẽ diễn ra tại không gian đi bộ Hồ Hoàn Kiếm và một số điểm đến du lịch của Hà Nội từ ngày 12 đến 15/9.

"Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được UNESCO tặng danh hiệu "Thành phố vì hòa bình" (16/7/1999-16/7/2024) dự kiến sẽ diễn ra vào sáng 6/10/2024.

Ngày hội "Truy tìm Vua Tiếng Việt" vừa được tổ chức trong chuỗi sự kiện "Yêu tiếng quê hương mình" đã quảng bá sâu rộng vẻ đẹp của tiếng Việt, đồng thời quyên góp xây dựng thư viện cho trẻ em vùng cao.

Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức bế mạc Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng năm 2024.

Thời gian qua, nhiều người trẻ đã lựa chọn đến tham quan, tìm hiểu những di tích lịch sử của dân tộc, tìm về các chiến công của ông cha để vun bồi tình yêu quê hương, đất nước của chính mình.

Những người trẻ đã có cách thể hiện lòng yêu nước một cách sáng tạo, thu hút hàng triệu lượt xem trên mạng xã hội với sự hưởng ứng của nhiều người.