Thế giới phân rẽ về việc công nhận nhà nước Palestine

Nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước tại Trung Đông hoan nghênh việc công nhận nhà nước Palestine; song Mỹ và một số nước châu Âu khác lại “không đánh giá cao”.

Theo các nhà lãnh đạo Ireland, Na Uy và Tây Ban Nha, việc công nhận nhà nước Palestine sẽ tạo động lực giúp khởi động một tiến trình đàm phán mới cho cuộc xung đột Israel - Palestine dai dẳng trong nhiều thập kỷ. Điều này phù hợp với Sáng kiến hòa bình Trung Đông do các nước Ả-rập đề xuất.

Ở thời điểm hiện tại, điều này có thể tạo ra áp lực để Israel ngừng các chiến dịch quân sự ở Gaza, thúc đẩy Hamas thả con tin.

Ireland, Na Uy và Tây Ban Nha sẽ chính thức công nhận nhà nước Palestine vào cuối tháng 5.

Cùng với Ireland, Na Uy và Tây Ban Nha, các nước Anh, Australia, Malta và Slovenia cũng tuyên bố sẽ xem xét việc sớm công nhận Nhà nước Palestine.

Ngày 22/5, ngoại trưởng Côlômbia cho biết Tổng thống nước này Gustavo Petro chỉ thị mở Đại sứ quán ở thành phố Ramallah của Palestine.

Ngoại trưởng Côlômbia cho biết Tổng thống nước nàyra chỉ thị mở Đại sứ quán ở thành phố Ramallah của Palestine.

Tuy nhiên, Mỹ và một số quốc gia châu Âu khác lại cho rằng việc công nhận đơn phương sẽ không đem lại giải pháp hiệu quả cho vấn đề. Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng đàm phán trực tiếp giữa các bên là cách tiếp cận tốt nhất. Giải pháp hai nhà nước phải đảm bảo an ninh của Israel cũng như mang lại tương lai, phẩm giá và an ninh cho người dân Palestine.

Mỹ cho rằng việc công nhận đơn phương sẽ không đem lại giải pháp hiệu quả cho vấn đề.

Về phía Israel, chính phủ nước này kịch liệt phản đối sự công nhận Nhà nước Palestine. Bộ Ngoại giao Israel đã ngay lập tức triệu hồi Đại sứ của nước này tại Ireland, Na Uy và Tây Ban Nha trở về, đồng thời triệu Đại sứ 3 nước tại Israel lên để phản đối./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống nước chủ nhà Viola Amherd cho rằng cộng đồng quốc tế nên chuẩn bị cho khả năng diễn ra đàm phán trực tiếp giữa các bên có liên quan và đó là lý do hội nghị này diễn ra.

Hàng ngàn người biểu tình tập trung tại Paris ngày 15/6 để phản đối sự trỗi dậy mạnh mẽ của đảng Tập hợp quốc gia (RN) cực hữu trong cuộc bầu cử châu Âu.

Các nhà lãnh đạo thế giới đã có mặt tại một khu nghỉ dưỡng trên núi ở Thụy Sĩ để thúc đẩy sự ủng hộ cho các đề xuất hòa bình của Ukraine. Tuy nhiên, sự kiện này vắng Trung Quốc và bị Nga bác bỏ vì cho rằng lãng phí thời gian.

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris tuyên bố Mỹ sẽ hỗ trợ không ngừng cho Ukraine và công bố viện trợ hơn 1,5 tỷ USD cho ngành năng lượng của nước này.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo cuộc khủng hoảng y tế đang gia tăng tại Bờ Tây. Các cuộc tấn công nhằm vào cơ sở y tế cùng với nhiều hạn chế đang cản trở người dân nơi đây tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Chính quyền Mỹ đã khôi phục hoàn toàn hoạt động vận tải thương mại đường biển qua cảng Baltimore, sau khi dọn sạch 50.000 tấn mảnh vỡ từ vụ sập cầu Key Bridge vào ngày 26/3.